Bảo dưỡng ô tô định kỳ - Những điều chủ xe cần nắm vững
Mục đích của việc bảo dưỡng ô tô là kịp thời kiểm tra, phát hiện, khắc phục hao mòn, duy trì trạng thái làm việc tốt nhất cho hệ thống xe
1. Tác dụng của việc bảo dưỡng ô tô định kỳ và bao lâu thì bảo dưỡng ô tô?
Bảo dưỡng ô tô định kỳ là khái niệm để chỉ việc thực hiện rất nhiều công việc kiểm tra, khắc phục, sửa chữa theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
1.1. Tác dụng của việc bảo dưỡng ô tô định kỳ là gì?
Việc bảo dưỡng ô tô định kỳ đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận hành xe, đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe cũng như duy trì tuổi thọ của xe:
Bảo dưỡng xe định kỳ giúp đảm bảo an toàn và thoải mái khi lái xe
Việc mang xe đi bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp bạn có thể phát hiện ra lỗi mà xe ô tô gặp phải nhưng có thể chưa biểu hiện ra rõ ràng. Bạn sẽ không phải chịu đựng những cảm giác khó chịu khi xe xuất hiện những tiếng kêu lạ, hay cảm giác lo lắng kém an toàn vì xe gặp trục trặc như không thể khởi động xe bình thường, phanh không ăn, phanh rít, phanh chạm sàn, xe giật cục,...
Vì thế, để đảm bảo an toàn và tạo cảm giác yên tâm, thoải mái khi điều khiển xe tham gia giao thông, bạn hãy tiến hành mang xe đi bảo dưỡng định kỳ.
Bảo dưỡng ô tô định kỳ giúp đảm bảo an toàn và thoải mái khi lái xe
Tiết kiệm chi phí hợp lý cho chủ xe
Trên thực tế, tiến hành bảo dưỡng ô tô định kỳ sẽ giúp bạn ngăn chặn những hư hỏng lớn có thể xảy ra cho xe và từ đó giúp tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, khi các chi tiết không được phát hiện kịp thời sẽ dễ bị hư hỏng nặng và gây ra mất an toàn cho người ngồi trên xe. Chính vì vậy việc bảo dưỡng ô tô là rất cần thiết.
Bảo dưỡng ô tô định kỳ giúp tiết kiệm chi phí hợp lý cho chủ xe
Nâng cao tuổi thọ, tăng tính bền bỉ cho xe
Trên thực tế, trong quá trình vận hành xe ô tô sẽ phải xảy ra những hao mòn giữa những mối lắp ghép của các chi tiết động cơ. Việc kiểm tra bảo dưỡng xe định kỳ sẽ kịp thời ngăn chặn các hư hại trong hệ thống và từ đó kéo dài tuổi thọ cho xe.
Thêm vào đó, điều kiện môi trường đường xá, khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam khá khắc nghiệt, không khí nhiều bụi bẩn, nhiệt độ và độ ẩm cao, xe thường chạy ở tốc độ thấp, nổ máy tại chỗ nhiều do kẹt xe nên nhiều chi tiết, hệ thống trên xe ô tô dễ gỉ sét, hư hại hơn. Vì vậy, để kéo dài tuổi thọ cho xe, bạn cần mang xe đi bảo dưỡng định kỳ đều đặn.
Việc kiểm tra bảo dưỡng xe định kỳ sẽ kịp thời ngăn chặn các hư hại trong hệ thống và từ đó kéo dài tuổi thọ cho xe
1.2. Bao lâu thì cần bảo dưỡng ô tô
Theo thông tin khuyến cáo từ phía nhà sản xuất, những công việc bảo dưỡng ô tô nên được thực hiện định kỳ. Thông thường, cột mốc đầu tiên và quan trọng nhất để tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng là sau 1.000km đầu tiên để phát hiện và khắc phục kịp thời những lỗi không mong muốn từ phía hãng sản xuất hoặc phát sinh trong quá trình vận hành, sử dụng xe. Đồng thời, người dùng cũng cần lưu ý lịch, thời gian bảo dưỡng định kỳ xe ô tô cũng như nắm rõ một số mốc thời gian quan trọng ứng với từng bộ phận, chi tiết thiết bị khác nhau.
Thông thường, cột mốc đầu tiên và quan trọng nhất để tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng là sau 1.000km đầu tiên
Tổng cộng có tất cả 7 mốc bảo dưỡng ô tô định kỳ dựa theo thời gian và số km như sau:
-
Bảo dưỡng định kỳ hàng tháng: hệ thống đèn, áp suất lốp xe, nước rửa kính
-
Bảo dưỡng động cơ ô tô sau mỗi quãng đường di chuyển từ 3.000 đến 5.000 km/lần
-
Bảo dưỡng hệ thống lọc dầu sau quãng đường di chuyển 5.000 - 10.000 km/lần
-
Bảo dưỡng hệ thống làm mát động cơ mỗi 3 năm/lần
-
Kiểm tra và thay thế bộ lọc gió động cơ sau quãng đường di chuyển 15.000 - 30.000km/lần
-
Bảo dưỡng hộp số tự động, dây curoa, bộ bugi đánh lửa, trợ lực điện lái sau quãng đường di chuyển 40.000 - 100.000 km/lần
-
Thay dầu phanh cho xe mỗi 2 năm/lần
2. Quy trình bảo dưỡng những bộ phận quan trọng của ô tô định kỳ
Những bộ phận quan trọng của ô tô mà nên được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ hàng tháng là hệ thống đèn chiếu sáng, áp suất lốp và nước rửa kính. Dưới đây là các quy trình bảo dưỡng định kỳ từng bộ phận riêng của xe ô tô.
Thông thường quy trình bảo dưỡng xe ô tô tại các cơ sở, gara sẽ gồm các bước chính như sau:
Bước 1: Khách hàng đặt lịch hẹn với cơ sở bảo dưỡng xe
Bước 2: Khách hàng đưa xe ô tô đến trung tâm bảo dưỡng theo đúng lịch hẹn
Bước 3: Trung tâm bảo dưỡng tiến hành tiếp nhận và kiểm tra xe
Bước 4: Trung tâm bảo dưỡng tổng hợp và thông báo tới khách hàng các hạng mục cần bảo dưỡng hoặc thay thế, sửa chữa (nếu có), báo giá chi tiết các hạng mục
Bước 5: Sau khi được sự đồng ý của khách hàng, trung tâm bảo dưỡng tiến hành bảo dưỡng, thay thế hoặc sửa chữa (nếu có), vệ sinh xe…
Bước 6: Lắp đặt lại xe như trạng thái ban đầu, trả xe, khách hàng kiểm tra xe và nhận xe
Mỗi khách hàng mang xe đi bảo dưỡng đều sẽ trải qua một quy trình tuần tự
3. Các hạng mục bảo dưỡng ô tô
Những hạng mục trong công tác bảo dưỡng ô tô định kỳ và khoảng thời gian giữa các lần bảo dưỡng cụ thể đã được ghi rõ trong sổ hướng dẫn sử dụng, sổ tay bảo hành do nhà sản xuất chính thức phát hành. Dưới đây là một vài công việc bảo dưỡng tiêu biểu:
-
Kiểm tra toàn bộ chức năng vận hành của hệ thống điều khiển bên trong cabin, ví dụ như đèn, còi, hệ thống trợ lực lái,, gạt mưa hệ thống điều hòa không khí…
-
Kiểm tra khoang động cơ: thay thế dầu động cơ, thay dầu trợ lực lái, dầu phanh, dung dịch làm mát động cơ, dây đai truyền động…
-
Kiểm tra gầm xe và bảo dưỡng hệ thống phanh, lốp xe, kiểm tra hệ thống treo, đai ốc, đường ống, ống xả, kiểm tra các rò rỉ,…
-
Cùng với đó là các hạng mục thay thế định kỳ bao gồm: dầu máy, bộ lọc nhiên liệu, bộ lọc dầu động cơ, bộ lọc gió,…
Những thông tin về công tác bảo dưỡng ô tô định kỳ đã được ghi rõ trong sổ hướng dẫn sử dụng, sổ tay bảo hành do nhà sản xuất chính thức phát hành
3.1. Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng của ô tô
Hệ thống đèn ô tô thuộc hệ thống an toàn chủ động, bao gồm các bộ phận cụ thể như: đèn hậu, đèn phanh, đèn pha và các đèn cảnh báo tín hiệu. Những bộ phận này cần được kiểm tra các tiêu chí như độ sáng, độ chiếu xa thường xuyên nhằm đảm bảo an toàn cho tài xế và những người xung quanh khi tham gia giao thông
Nếu phát hiện một số dấu hiệu hư hỏng xảy ra ở hệ thống đèn xe ô tô như cháy cầu chì, hỏng rơle, hỏng máy phát điện, hỏng công tắc đèn,.. thì cần tháo ra để kiểm tra hoặc thay mới bộ phận đó. Người sửa chữa nên cẩn thận trong quá trình tháo lắp để kiểm tra và sửa chữa hoạt động của bóng đèn, bởi nếu thay thế bóng đèn không tuân thủ đúng quy trình có thể gây ra chập mạch điện hoặc khiến các bộ phận hoạt động không chính xác…
Hệ thống đèn ô tô thuộc hệ thống an toàn chủ động, rất cần được kiểm tra định kỳ
3.2. Kiểm tra áp suất lốp xe định kỳ
Lốp xe là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với mặt đường, sau một thời gian hoạt động sẽ không tránh khỏi hao mòn và thay đổi áp suất bên trong. Vì vậy áp suất lốp xe cần được thường xuyên kiểm tra bằng đồng hồ đo dạng bút, kim quay số, hoặc đồng hồ dạng kỹ thuật số ép đều vào thân van. Nếu chạy xe với áp suất lốp ô tô không đạt chuẩn sẽ làm ảnh hưởng không chỉ đến tuổi thọ lốp xe, khả năng vận hành và điều khiển xe, mức tiêu thụ nhiên liệu mà đặc biệt còn ảnh hưởng đến an toàn của người lái và những người ngồi trên xe.
Áp suất lốp xe cần được thường xuyên kiểm tra để đảm bảo độ bền và tính an toàn
3.3. Kiểm tra nước rửa kính
Nước rửa kính là một trong những chất lỏng đóng vai trò quan trọng, cần thiết trên xe ô tô. Nước rửa kính xe kết hợp với cần gạt nước để làm sạch các vết ố bẩn trên kính xe, đảm bảo tầm quan sát rõ ràng và an toàn cho người cầm lái.
Ngoài ra, một số nước rửa kính phủ nano còn giúp hạn chế ma sát lên bề mặt kính bằng cách tạo một lớp màng giúp bảo vệ và chống xước kính rất hiệu quả. Do đó, việc cần kiểm tra và thay nước rửa kính thường xuyên sẽ giúp tăng tuổi thọ cho kính ô tô và giảm các hiện tượng ánh sáng như khúc xạ kính mờ, khúc xạ ánh sáng.
Nước rửa kính là một trong những chất lỏng đóng vai trò quan trọng, cần thiết trên xe ô tô, đảm bảo tầm quan sát cho người lái
3.4. Bảo dưỡng động cơ sau mỗi quãng đường từ 3.000 - 5.000 km/lần
Mỗi hãng xe sẽ khuyến cáo định mức bảo dưỡng động cơ xe khác nhau tùy vào từng loại động cơ mà hãng sử dụng, khoảng sau 3.000 - 5.000 km di chuyển hoặc sau 3 - 6 tháng xe vận hành. Theo kinh nghiệm bảo dưỡng xe ô tô, những xe ô tô mới mua nên được bảo trì sớm hơn, sau quãng đường 3.000 - 4.000 km hoặc 3 - 4 tháng sử dụng. Như vậy, động cơ xe sẽ được phát hiện lỗi sớm và được chăm sóc tốt nhất trong thời gian đầu mới sử dụng.
3.5. Thay dầu máy động cơ cho xe
Việc thay dầu máy động cơ cho xe không chỉ giúp loại bỏ các tạp chất lẫn trong dầu máy mà còn giúp các động cơ và chi tiết trong hệ thống có thể vận hành trơn tru, giảm thiểu sự hao mòn do ma sát trượt giữa các chi tiết. Chủ xe cần phải sử dụng loại dầu máy động cơ phù hợp với từng loại động cơ theo như khuyến cáo của nhà sản xuất.
Việc thay dầu máy động cơ cho xe giúp loại bỏ các tạp chất và giúp động cơ vận hành trơn tru
3.6. Vệ sinh bộ lọc gió cho động cơ xe
Ngoài ra, bộ phận lọc gió động cơ cũng cần được bảo dưỡng, vệ sinh để động cơ duy trì công suất hoạt động và tránh hao tốn nhiên liệu, đồng thời giúp cho các cảm biến lưu lượng khí nạp hoạt động chính xác từ đó cung cấp nhiên liệu đủ lượng, đúng thời điểm cho quá trình đốt cháy nhiên liệu trong buồng đốt.
Theo khuyến cáo từ phía nhà sản xuất, cần vệ sinh bộ lọc gió động cơ sau mỗi quãng đường 5.000 km và thay mới sau quãng đường 20.000 km di chuyển. Nếu xe thường xuyên đi lại tại khu vực môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi bẩn, cần theo dõi và vệ sinh, thay thế lọc gió sớm hơn, để đảm bảo trạng thái vận hành của ô tô luôn tốt nhất.
Nếu xe thường xuyên đi lại tại khu vực môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi bẩn, cần theo dõi và vệ sinh, thay thế lọc gió sớm hơn
3.7. Kiểm tra bộ lọc gió điều hòa
Tuy lọc gió điều hòa chỉ là một bộ phận nhỏ nhưng có công dụng khá quan trọng với không gian bên trong xe. Việc thường xuyên kiểm tra và vệ sinh để loại bỏ lớp bụi bẩn bám ở lọc gió giúp cho không khí điều hòa trong xe sạch sẽ và phát hiện kịp thời nếu có hư hại. Các nhà sản xuất khuyến cáo nên kiểm tra và vệ sinh bộ lọc gió điều hòa sau mỗi quãng đường 5.000 km. Ngoài ra người dùng cũng cần kiểm tra cả các bộ phận khác như: dàn nóng, phin lọc gió hồi, dàn lạnh,...
Lọc gió điều hòa cũng cần được kiểm tra khi bảo dưỡng ô tô định kỳ
Như vậy, qua bài viết trên IMATS đã thông tin tới bạn đọc vai trò của việc bảo dưỡng ô tô cũng như các quy trình, hạng mục bảo dưỡng. Để đảm bảo xe luôn trong tình trạng vận hành ổn định, an toàn và bền bỉ, bạn nên bảo dưỡng định kỳ các hệ thống máy móc trên xe và giữ chúng trong tình trạng hoạt động tốt nhất. Đừng quên theo dõi IMATS để kịp thời cập nhật những thông tin mới và bổ ích nhất về xe ô tô nhé!