Lưu ý các mức phạt nồng độ cồn với người cầm lái ô tô

Sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra nhiều tai nạn giao thông nguy hiểm và nghiêm trọng. Do đó, người lái xe không được uống rượu bia trước khi điều khiển xe để đảm bảo an toàn cho bản thân, cho những người tham gia giao thông khác và tránh vi phạm pháp luật. Trong Luật Giao thông đường bộ cũng quy định các mức phạt nồng độ cồn cho người cầm lái xe ô tô, được IMATS trình bày trong bài viết sau.

Trong Luật Giao thông đường bộ quy định các mức phạt nồng độ cồn cho người cầm lái xe ô tô
Trong Luật Giao thông đường bộ quy định các mức phạt nồng độ cồn cho người cầm lái xe ô tô

1. Tác hại khi sử dụng bia, rượu khi tham gia giao thông. Cách xác định nồng độ cồn

Việc sử dụng bia, rượu khi tham gia giao thông là hành vi vi phạm pháp luật bởi điều này đe dọa đến sự an toàn và tính mạng của bản thân và những người khác.

1.1. Tác hại khi sử dụng bia, rượu khi tham gia giao thông

Khi sử dụng rượu bia, chất cồn có trong bia rượu tác động lên hệ thần kinh khiến cho người cầm lái mất khả năng định hướng, mất khả năng kiểm soát và phản xạ với các tình huống. Do đó, sau khi sử dụng rượu bia, việc điều khiển phương tiện giao thông có nguy cơ gây ra tai nạn cực kỳ cao.

Việc sử dụng bia, rượu khi tham gia giao thông là hành vi vi phạm pháp luật bởi điều này đe dọa đến sự an toàn và tính mạng của bản thân và những người khác
Việc sử dụng bia, rượu khi tham gia giao thông là hành vi vi phạm pháp luật bởi điều này đe dọa đến sự an toàn và tính mạng của bản thân và những người khác

1.2. Cách xác định nồng độ cồn của người cầm lái

Hiện nay, có hai phương pháp được sử dụng để xác định nồng độ cồn của người cầm lái đó là là xét nghiệm máu hoặc dùng máy đo nồng độ cồn trong hơi thở.

  • Xác định nồng độ cồn trong máu người cầm lái: 

Xét nghiệm để xác định nồng độ cồn trong máu là một phương pháp hiệu quả, chính xác để đo mức độ cồn trong máu. Xét nghiệm xác định nồng độ cồn có trong trong máu thường được sử dụng khi gặp các trường hợp: người cầm lái bị nghi ngờ có uống rượu bia trước khi lái xe, người bị ngộ độc rượu hoặc người có nguy cơ bị ngộ độc do uống phải các đồ uống có chứa cồn,... 

Nồng độ cồn trong máu được đo bằng công thức như sau:

C = 1,056*A:(10W*R)

Trong đó các ký hiệu có ý nghĩa sau:

  • A là số đơn vị cồn nạp vào cơ thể (1 đơn vị cồn được tính tương đương với 220ml bia có nồng độ cồn 5%, tương đương 100ml rượu vang có nồng độ cồn 13,5% và khoảng 30ml rượu loại mạnh có nồng độ cồn 40%).

  • W là chỉ số cân nặng của người được kiểm tra.

  • R là hằng số hấp thụ bia rượu, được áp dụng riêng theo giới tính (được quy định giá trị R = 0,7 đối với nam giới và R = 0,6 đối với nữ giới).

Xét nghiệm để xác định nồng độ cồn trong máu là một phương pháp hiệu quả, chính xác để đo mức độ cồn trong máu
Xét nghiệm để xác định nồng độ cồn trong máu là một phương pháp hiệu quả, chính xác để đo mức độ cồn trong máu

  • Đo nồng độ cồn có trong khí thở:

Phương pháp đo nồng độ cồn trong khí thở được áp dụng ở các chốt kiểm soát giao thông nhờ tính chính xác cao, thao tác đơn giản, gọn gàng và nhanh chóng bằng việc sử dụng các máy đo chuyên dụng. Sau khi tiến hành đo nồng độ cồn trong khí thở của người được kiểm tra, cảnh sát giao thông sẽ thông qua kết quả để áp dụng mức phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển xe ô tô đối vi phạm mức nồng độ cồn.

Để tính nồng độ cồn trong khí thở, áp dụng công thức như sau:

B = C : 210

Trong đó các ký hiệu:

  • B là nồng độ cồn có trong khí thở của người được kiểm tra.

  • C là nồng độ cồn xuất hiện trong máu [C được tính theo công thức phía trên].

    Phương pháp đo nồng độ cồn trong khí thở được áp dụng ở các chốt kiểm soát giao thông nhờ tính chính xác cao, thao tác đơn giản, gọn gàng và nhanh chóng
    Phương pháp đo nồng độ cồn trong khí thở được áp dụng ở các chốt kiểm soát giao thông nhờ tính chính xác cao, thao tác đơn giản, gọn gàng và nhanh chóng

2. Các mức phạt nồng độ cồn áp dụng cho ô tô và các xe tương tự ô tô

Các mức phạt nồng độ cồn 2023 được quy định rõ trong Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP áp dụng cho người điều khiển xe ô tô và các loại phương tiện tương tự xe ô tô như sau:

Khoản 6: Người điều khiển chịu mức phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng, bị giữ GPLX từ 10 - 12 tháng nếu mắc phải một trong các hành vi vi phạm như sau:

  • Điểm c: Điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá ngưỡng 50mg/100ml máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá ngưỡng 0,25mg/1l khí thở.

Khoản 8: Người điều khiển phương tiện chịu mức phạt từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng, bị giữ GPLX từ 16 - 18 tháng nếu mắc lỗi vi phạm sau đây:

  • Điểm c: Điều khiển xe ô tô tham gia giao thông trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá ngưỡng 50-80mg/100ml máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá ngưỡng 0,25-0,4mg/1l khí thở.

Khoản 10: Người điều khiển phương tiện chịu mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng, bị giữ GPLX từ 22 - 24 tháng nếu mắc lỗi vi phạm sau đây:

  • Điểm a: Điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4mg/1l khí thở.

  • Điểm b: Từ chối chấp hành khi người thi hành công vụ (CSGT) yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn.

    Các mức phạt nồng độ cồn 2023 được quy định rõ trong Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP áp dụng cho người điều khiển xe ô tô và các loại phương tiện tương tự xe ô tô (màu xám là luật cũ, màu cam là luật mới)
    Các mức phạt nồng độ cồn 2023 được quy định rõ trong Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP áp dụng cho người điều khiển xe ô tô và các loại phương tiện tương tự xe ô tô (màu xám là luật cũ, màu cam là luật mới)

Như vậy, căn cứ vào mức độ vi phạm, người lái xe ô tô hoặc xe tương tự ô tô sẽ phải nhận mức xử phạt tương ứng. Người vi phạm nồng độ cồn cũng có thể bị người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện giao thông tới 7 ngày.

3. Một số lưu ý để tránh vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông

Để hạn chế bị xử phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người lái xe lưu ý một số điều dưới đây:

  • Tuyệt đối không điều khiển phương tiện khi đã sử dụng rượu bia hoặc các đồ uống có cồn.

  • Nếu đã uống rượu, bia, đồ uống có cồn, hãy nghỉ lại cho tới khi tỉnh táo hoặc nhờ người đưa về hoặc gọi xe về nhà.

  • Ngăn những người sử dụng đồ uống có cồn có ý định điều khiển phương tiện giao thông.

    Một số lưu ý để tránh vi phạm các mức phạt nồng độ cồn
    Một số lưu ý để tránh vi phạm các mức phạt nồng độ cồn

Như vậy, thông tin về các mức phạt nồng độ cồn 2023 áp dụng cho xe ô tô cùng một số lưu ý tránh mắc lỗi vi phạm nồng độ cồn đã được IMATS tổng hợp trong bài viết phía trên. Để hạn chế tối thiểu các vụ tai nạn khi di chuyển trên đường, đảm bảo an toàn cho chính mình và những người cùng tham gia giao thông khác, hãy ghi nhớ và tuân thủ đúng theo quy định an toàn giao thông. IMATS chúc bạn luôn có những chuyến đi vui vẻ, thượng lộ bình an!

Các tin khác

Honda Civic Type R được ca ngợi là một trong những mẫu xe có hiệu suất cao hàng đầu của năm. ...
Suzuki XL7 phiên bản hybrid được sản xuất từ năm 2021 tại Indonesia. Chiếc xe SUV này mang đến sự thoải ...
Bentley Mulliner Batur là mẫu xe hơi hạng sang đắt đỏ đến từ nhà Bentley nước Anh. Với thiết kế sang ...
Khám phá sự hoàn hảo và đẳng cấp với phiên bản thứ 4 của Toyota Alphard. Sự đột phá trong thiết ...
Lada Niva, mẫu xe địa hình mang tính biểu tượng đặc trưng được ra mắt lần đầu vào năm 1977 tại ...
Để không ngừng thách thức giới hạn và mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, Hyundai đã chính ...
Toyota Hilux 2024 đã đạt một bước tiến đáng chú ý trong công nghệ xe hơi với việc bổ sung hệ ...
Ford Explorer và Volkswagen Teramont đều là những mẫu xe đáng chú ý trong phân khúc SUV cỡ trung. Trong khi ...