Cách Vượt Xe An Toàn Và Văn Minh Dành Cho Người Mới

Vượt xe an toàn là một kỹ năng cực kỳ quan trọng mà tất cả những người sử dụng phương tiện giao thông đều phải học và bắt buộc phải thành thạo trong quá trình lái xe. Nhưng kỹ năng này lại chưa được chú trọng trong các khóa huấn luyện lái xe ở Việt Nam. Cùng IMATS tìm hiểu cách vượt xe an toàn, giảm thiểu khả năng xảy ra tai nạn khi tham gia giao thông ngay trong bài viết sau.

 

Vượt xe an toàn là một kỹ năng cực kỳ quan trọng với tất cả mọi người sử dụng phương tiện giao thông
Vượt xe an toàn là một kỹ năng cực kỳ quan trọng với tất cả mọi người sử dụng phương tiện giao thông

1. Khái niệm vượt xe an toàn là gì?

Trước hết, cùng tìm hiểu khái vượt xe an toàn (hoặc vượt xe) là gì? Dựa theo khoản 52 điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:219/BGTVT thì vượt xe là tình huống trong giao thông mà xe đi sau muốn vượt xe phía trước: khi vượt các xe bắt buộc phải vượt về bên trái (trừ các trường hợp ngoại lệ được quy định rõ ràng trong Luật Giao thông đường bộ).

Xe di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về phía bên phải, khi có xe phía sau xin vượt, nếu như đủ điều kiện an toàn thì người điều khiển phương tiện đi phía trước phải giảm tốc độ, đồng thời đi sát về bên phải của phần xe chạy cho đến khi xe sau đã hoàn toàn vượt qua, không được gây ra bất kỳ trở ngại hay khó khăn nào đối với xe xin vượt.

Khái niệm vượt xe an toàn là gì?
Khái niệm vượt xe an toàn là gì?

2. Cách vượt xe đúng quy định là gì?

Theo Luật Giao thông đường bộ được ban hành, khi muốn vượt xe cùng chiều thì người lái xe ô tô phải tuân thủ thực hiện những quy tắc sau: 

- Phải có báo hiệu trước: Trước khi tiến hành vượt, ô tô phải báo hiệu xin vượt thông qua đèn hoặc còi. Tuy nhiên nếu tham gia giao thông trong khung giờ từ 22 giờ tối tới 5 giờ sáng nơi các khu dân cư, đô thị thì chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

- Chỉ được phép vượt xe khi đảm bảo đủ các điều kiện an toàn: Chỉ được xin vượt khi đảm bảo đủ những điều kiện an toàn như hoàn toàn không có chướng ngại vật ở phía trước, không có xe chạy ngược chiều tại ngay đoạn đường định vượt, xe chạy phía trước không phát tín hiệu xin vượt xe khác và đã tránh sang phải.

Trước khi tiến hành vượt, ô tô phải báo hiệu xin vượt thông qua đèn hoặc còi
Trước khi tiến hành vượt, ô tô phải báo hiệu xin vượt thông qua đèn hoặc còi

- Khi có xe phía sau xin vượt và đã đủ điều kiện an toàn thì phải chủ động nhường đường: Với những xe phía trước, nếu thấy đã có xe đi sau xin vượt lên và nhận thấy điều kiện xung quanh đảm bảo an toàn thì phải chủ động giảm tốc độ, đi sát về bên phải phần đường lưu thông để nhường xe sau vượt qua. Không được gây bất kỳ cản trở nào đối với xe xin vượt.

- Khi muốn vượt bắt buộc phải vượt về phía bên trái: Theo quy tắc nếu xe muốn vượt thì phải vượt về bên trái của xe đi phía trước. Trong một số trường hợp đặc biệt, người lái mới được vượt bên phải:

2.1. Những trường hợp ô tô được phép vượt bên phải

Theo Luật, xe khi vượt chỉ được phép vượt bên trái xe phía trước nhưng trong một số trường hợp dưới đây thì xe được phép vượt phải:

- Xe phía trước đang rẽ sang trái hoặc đã có tín hiệu rẽ trái

- Xe điện đang chạy ở giữa đường

- Xe chuyên dùng đang trong quá trình làm việc trên đường và không thể vượt trái

Trong một số trường hợp xe được phép vượt phải
Trong một số trường hợp xe được phép vượt phải

- Đường mà một chiều có từ hai làn đường hoặc nhiều hơn. Cụ thể: Đối với những cung đường có nhiều làn cho xe đi cùng chiều và có vạch kẻ phân làn đường quy định rằng xe chạy trên làn đường bên phải và đang chạy nhanh hơn xe đang chạy ở làn đường bên trái thì có thể vượt bên phải, miễn là tuân thủ đúng với quy định pháp luật về tốc độ di chuyển và loại phương tiện sử dụng của làn đường đó.

2.2. Những trường hợp sau xe không được phép vượt

Trong những trường hợp sau, các ô tô tuyệt đối không được phép vượt: 

  • Ở cầu hẹp chỉ có duy nhất 1 làn xe hoặc hầm đường bộ; 

  • Xe ưu tiên đang phát ra tín hiệu ưu tiên; 

  • Đầu dốc, đường vòng, những vị trí bị hạn chế tầm nhìn; 

  • Nơi có đường giao nhau, hoặc đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

  • Nơi có biển báo cấm xe vượt; 

  • Xe không được phép vượt tại nơi có biển cấm
    Xe không được phép vượt tại nơi có biển cấm

  • Khi điều kiện đường sá hay thời tiết khó khăn, không đảm bảo an toàn cho việc vượt; 

  • Nơi không đảm bảo điều kiện thuận lợi để vượt xe;

3. Kinh nghiệm giúp bạn vượt xe an toàn

Sau khi đã biết cách vượt xe đúng luật, chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn cách vượt xe đúng cách. Chỉ khi đã ra tín hiệu và được xe phía trước nhường đường, đảm bảo tình hình vượt xe an toàn, người lái mới bắt đầu chuẩn bị vượt xe. Một số kinh nghiệm vượt xe an toàn được nêu ra dưới đây sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình vượt.

3.1. Không nên đi quá sát xe phía ngay trước khi chuẩn bị vượt:

Không nên đi quá sát xe phía trước sẽ giúp góc quan sát rộng hơn, bạn có thể thấy rõ được phần đường phía trước xem có chướng ngại vật hay xe đi ngược chiều hay không. Nếu đi quá sát xe đằng trước, nếu chẳng may đột ngột xuất hiện chướng ngại vật trên phần đường đang vượt hoặc có xe bất chợt chạy ngược tới thì sẽ vô cùng nguy hiểm.

Không nên đi quá sát xe phía ngay trước khi chuẩn bị vượt mà phải đảm bảo khoảng cách an toàn
Không nên đi quá sát xe phía ngay trước khi chuẩn bị vượt mà phải đảm bảo khoảng cách an toàn

3.2. Không được vượt ngay khi vừa mới ra tín hiệu vượt: 

Trước khi vượt, người lái xe cần bật đèn xi nhan, bấm còi hoặc nháy đèn pha ra tín hiệu xin vượt với xe phía trước. Sau khi đã phát tín hiệu, không nên vượt ngay lập tức mà hãy đợi vài giây để chắc chắn xe đi phía trước đã tiếp nhận được tín hiệu và chờ xem phản ứng của họ có đồng ý cho vượt hay không. 

Không được vượt ngay khi vừa mới ra tín hiệu vượt
Không được vượt ngay khi vừa mới ra tín hiệu vượt

Nếu như xe phía trước đang bật xi nhan theo hướng mình định vượt hay bật đèn báo khẩn cấp thì tuyệt đối không được vượt lên vì như vậy rất nguy hiểm. Ngay khi họ ra tín hiệu không cho vượt nghĩa là có nguyên nhân và không đảm bảo được an toàn cho việc vượt. Ngược lại, nếu thấy xe phía trước bật xi nhan bên phải và đồng thời có hơi chuyển hướng nhẹ về phía phải của phần đường thì có nghĩa là họ đồng ý cho bạn vượt, đảm bảo đủ an toàn có thể vượt.

3.2. Khi vượt xe phải dứt khoát: 

Trong quá trình vượt xe ô tô, tài xế cần phải đạp chân ga và vượt một cách dứt khoát trong khả năng của xe, không được chần chừ, nao núng, cũng không được duy trì chạy song song với các xe bên cạnh quá lâu. Nếu cảm thấy lo lắng thì khi chạy xe đến vị trí ngang đầu xe phía trước người lái có thể giữ khoảng 1 đến 2 giây để quan sát phía trước. Ngay sau khi nhận thấy phía trước thông thoáng, an toàn, không có gì trở ngại thì đạp ga chạy dứt khoát lên hẳn phía trên.

Khi vượt xe phải dứt khoát
Khi vượt xe phải dứt khoát

3.3. Đảm bảo đủ khoảng cách an toàn mới nhập làn: 

Sau khi bạn đã vượt thành công lên phía trước xe kia, đừng vội vào lại làn đường của mình. Thay vào đó, hãy nhìn vào gương chiếu hậu bên phải, nếu như thấy xe của mình đã tạo ra khoảng cách an toàn đủ với xe vừa vượt, mới tiến hành nhập làn, nhằm tránh cúp đầu xe vừa vượt mặt.

3.4. Duy trì vận tốc cao hơn sau khi vượt xe: 

Sau khi vượt xe thành công nên duy trì tốc độ xe cao hơn để tránh vừa mới vượt xe thì giảm tốc hoặc phanh lại sẽ làm cho xe phía sau bị bất ngờ không kịp xử lý tình huống.

 

Bên cạnh những kinh nghiệm về khả năng lái thì tâm lý vững vàng của người lái cũng cực kỳ quan trọng. Muốn vượt xe ô tô an toàn hơn thì người lái cần điều chỉnh tâm lý để phù hợp với hoàn cảnh như:

3.5. Không được hấp tấp, nóng vội: 

“Nhanh một phút chậm cả đời”, nên người lái cần phải thật bình tĩnh, đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu, sẵn sàng xử lý bất kỳ tình huống có thể xảy ra, đặc biệt là vượt với tốc độ cao trên đường thì càng phải thận trọng. Tuyệt đối không được mạo hiểm dù bất kỳ lý do nào.

Không được hấp tấp, nóng vội
Không được hấp tấp, nóng vội

3.6. Không được vượt một lúc nhiều xe: 

Bởi như vậy rất gây nguy hiểm. Người cầm lái sẽ bị hạn chế tầm nhìn và khó có thể kiểm soát tình hình, diễn biến phía trước, cũng như khó kịp thời báo tín hiệu xin vượt với các xe ở phía trước. Riêng với những trường hợp các xe di chuyển thành đoàn dài với tốc độ chậm, ổn định và luôn đi sát về bên phải thì vẫn có thể cân nhắc vượt nếu đủ điều kiện.

3.7. Không mạo hiểm vượt nếu xe đi phía trước đã ở tốc độ tối đa:

Nếu xe phía trước đang chạy với tốc độ tối đa cho phép thì xe sau không được vượt nữa. Nguyên tắc khi vượt xe là người lái xe sau phải gia tăng tốc độ lớn hơn xe phía trước mới có thể vượt, nhưng ở trường hợp này nếu vượt xe thì chắc chắn bạn sẽ vi phạm lỗi chạy quá tốc độ cho phép. Do đó ở trong tình huống này, người cầm lái xe phía sau hoàn toàn không được vượt.

Không mạo hiểm vượt nếu xe đi phía trước đã ở tốc độ tối đa
Không mạo hiểm vượt nếu xe đi phía trước đã ở tốc độ tối đa

3.8. Không nên vượt xe tại các hầm đường bộ

Các hầm đường bộ được xây dựng nhằm mục đích để giảm thiểu tình trạng ùn tắc cho nhiều tuyến đường lưu thông khác nhau. Thông thường các hầm đường bộ có bề rộng khá nhỏ, chỉ có hai làn đường. Chính vì thế, người điều khiển xe không nên vượt xe tại các đoạn đường này để đảm bảo an toàn và tránh gây tai nạn.

Không vượt xe tại các hầm đường bộ
Không vượt xe tại các hầm đường bộ

3.9. Không nên vượt xe khi đang lên hoặc xuống đèo, đường dốc

Đèo và đường dốc là hai cung đường khó, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi tham gia giao thông. Người lái xe đường đèo, dốc phải tập trung cao độ và có kinh nghiệm, kỹ thuật lái tốt. Khi đổ đèo hoặc đổ dốc, xe thường có tốc độ cao hơn, lái xe sẽ khó kiểm soát được tay lái, dễ rơi vào nguy hiểm. Vì thế, đây là lúc lái xe nên giữ khoảng cách và tránh vượt các xe phía trước, đặc biệt ở nơi đỉnh dốc và trượt dốc để đảm bảo an toàn.

Không nên vượt xe khi đang lên hoặc xuống đèo, đường dốc
Không nên vượt xe khi đang lên hoặc xuống đèo, đường dốc

4. Các mức phạt áp dụng cho lỗi vượt xe ô tô chạy sai quy định

Theo Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

- Người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt từ 3 đến 5 triệu đồng, xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng nếu phạm những lỗi sau đây:

  • Vượt xe trong trường hợp xe không được vượt

  • Vượt xe tại đoạn đường có biển báo nguy hiểm, cấm vượt

  • Không đưa ra tín hiệu trước khi vượt

  • Vượt bên phải của xe khác trong trường hợp không được phép

- Người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 1 đến 2 triệu và xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng nếu: Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng quy định.

- Người lái bị phạt từ 10 đến 12 triệu và xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng khi vi phạm lỗi vượt không đúng nơi quy định gây ra tai nạn giao thông.

Vượt xe sai quy định có thể chịu các mức phạt khác nhau
Vượt xe sai quy định có thể chịu các mức phạt khác nhau

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đủ những thông tin và kiến thức về việc làm cách nào để vượt xe an toàn và thông minh.Hãy trở thành người tham gia giao thông có trách nhiệm, thực hiện vượt xe an toàn bảo vệ chính mình và những người xung quanh nhé!

 

Các tin khác

Honda Civic Type R được ca ngợi là một trong những mẫu xe có hiệu suất cao hàng đầu của năm. ...
Suzuki XL7 phiên bản hybrid được sản xuất từ năm 2021 tại Indonesia. Chiếc xe SUV này mang đến sự thoải ...
Bentley Mulliner Batur là mẫu xe hơi hạng sang đắt đỏ đến từ nhà Bentley nước Anh. Với thiết kế sang ...
Khám phá sự hoàn hảo và đẳng cấp với phiên bản thứ 4 của Toyota Alphard. Sự đột phá trong thiết ...
Lada Niva, mẫu xe địa hình mang tính biểu tượng đặc trưng được ra mắt lần đầu vào năm 1977 tại ...
Để không ngừng thách thức giới hạn và mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, Hyundai đã chính ...
Toyota Hilux 2024 đã đạt một bước tiến đáng chú ý trong công nghệ xe hơi với việc bổ sung hệ ...
Ford Explorer và Volkswagen Teramont đều là những mẫu xe đáng chú ý trong phân khúc SUV cỡ trung. Trong khi ...