Gạt mưa ô tô - Kinh nghiệm chọn lựa hữu ích cho chủ xe

Gạt mưa ô tô là trang bị tiêu chuẩn trên mọi chiếc xe. Mỗi dòng xe ô tô sử dụng loại gạt mưa làm từ chất liệu và kích thước khác nhau. Trên thị trường càng ngày càng xuất hiện nhiều thương hiệu gạt mưa dành cho xe ô tô với nguồn gốc xuất xứ, giá thành và chất liệu đa dạng, phong phú. Cùng IMATS tìm hiểu thêm về gạt mưa ô tô, thời gian cần thay gạt cũng như nên lựa chọn loại gạt mưa nào phù hợp trong bài viết sau.

Gạt mưa ô tô là trang bị tiêu chuẩn trên mọi chiếc xe
Gạt mưa ô tô là trang bị tiêu chuẩn trên mọi chiếc xe

1. Gạt mưa ô tô là gì? Thời gian hợp lý để thay gạt mưa ô tô?

Gạt mưa là một bộ phận rất quan trọng, giúp duy trì tầm quan sát tốt cho người lái xe.

1.1. Khái niệm về gạt mưa ô tô

Gạt mưa ô tô được ra đời vào năm 1905, do bà Mary Anderson phát minh. 11 năm sau đó, thiết bị này chính thức được công nhận, trở thành bộ phận tiêu chuẩn bắt buộc phải có trên các xe ô tô ở Mỹ và sau này áp dụng cho tất cả các xe ô tô. Cần gạt mưa ô tô đảm nhận nhiệm vụ gạt bỏ bụi bẩn, nước mưa đọng trên kính chắn gió, nhằm mang lại tầm nhìn tốt nhất cho người cầm lái trong quá trình điều khiển xe.

Gạt mưa ô tô được ra đời vào năm 1905, do bà Mary Anderson phát minh
Gạt mưa ô tô được ra đời vào năm 1905, do bà Mary Anderson phát minh

1.2. Thời gian nên thay gạt mưa ô tô

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, cần gạt mưa liên tục chịu ma sát cao khi hoạt động, đồng thời chịu sự tác động từ tia UV cùng nhiều yếu tố môi trường khác như khói bụi, ô nhiễm… Chính vì thế, cần gạt mưa sẽ nhanh chóng bị xuống cấp sau một thời gian sử dụng. Khi chất lượng xuống cấp, cần gạt mưa ô tô thường phát ra tiếng kêu, rung không ổn định. Đặc biệt do lưỡi bị mài mòn nên giảm hiệu quả làm sạch, dễ gây ra vệt trên kính, thậm chí làm kính nhoè mờ, gây cản trở nghiêm trọng tới tầm quan sát của người lái. Nếu không nhanh chóng thay gạt mưa mới sẽ rất dễ dẫn đến các tình huống nguy hiểm khi điều khiển xe, nhất là lái xe trong điều kiện thời tiết xấu như trời sương mù, trời mưa,...

Các chuyên gia khuyến cáo: gạt mưa xe ô tô nên được thay mới định kỳ. Vì đặc điểm khí hậu Việt Nam là nhiệt đới nóng ẩm, tác động xấu khiến gạt mưa rất nhanh chóng lão hoá. Những hỏng hóc như lưỡi gạt mưa bị mòn, rách, chai cứng… hoặc cần bị cong vênh, dẫn lực kém, dẫn đến gạt hoạt động kém hiệu quả.

Đặc điểm khí hậu Việt Nam là nhiệt đới nóng ẩm, tác động xấu khiến gạt mưa rất nhanh chóng lão hoá
Đặc điểm khí hậu Việt Nam là nhiệt đới nóng ẩm, tác động xấu khiến gạt mưa rất nhanh chóng lão hoá

Như vậy việc thay gạt mưa ô tô định kỳ đóng vai trò rất quan trọng. Không nên để đến khi gạt mưa ô tô bị hư hại, xuống cấp nặng mới thay. Sự chủ quan, liều lĩnh này rất dễ đặt bản thân và cả những người tham gia giao thông khác vào tình huống nguy hiểm.

Theo khuyến cáo, thời gian thay gạt mưa ô tô định kỳ nên từ 6 đến 12 tháng tuỳ theo chất liệu loại gạt mưa và điều kiện ngoại cảnh cũng như mức độ sử dụng. Việc thay cần gạt mưa đúng hạn sẽ giúp kính chắn gió luôn được làm sạch hiệu quả, duy trì tầm nhìn tốt cho tài xế lái xe an toàn..

2. Dấu hiệu cho thấy cần gạt mưa xe ô tô bị hỏng

 

Khi nhận thấy gạt mưa ô tô xuất hiện các dấu hiệu xuống cấp, bị hỏng sau đây, chủ xe nên nhanh chóng tiến hành kiểm tra và thay mới.

  • Gạt mưa ô tô tạo vệt, làm mờ nhòe kính

Đây là dấu hiệu phổ biến khi gạt mưa ô tô bị xuống cấp. Tùy vào tần suất sử dụng và điều kiện sử dụng mà tuổi thọ của từng lưỡi gạt sẽ khác nhau. Lưỡi gạt làm bằng vật liệu cao su hoặc silicon khi còn mới thường có tính mềm, dẻo và mịn. Đến khi bị lão hoá, lưỡi gạt sẽ chai cứng, mòn, nứt, rách. Lúc này, lưỡi gạt đã bị chai cứng, bám dính nhiều bụi bẩn, bề mặt mất đi độ mịn và phẳng. Nên khi gạt lên kính sẽ tạo thành vệt, hay bị mờ nhoè nước.

Gạt mưa xe ô tô tạo vệt, làm mờ nhòe kính
Gạt mưa xe ô tô tạo vệt, làm mờ nhòe kính

  • Gạt mưa không gạt sạch nước

Bình thường, hai thanh gạt mưa ô tô kết hợp nhịp nhàng với nhau để làm sạch nước trên kính lái. Hãy kiểm tra ngay nếu thấy gạt mưa không đẩy sạch hết nước đọng trên kính. Nguyên nhân gây ra tình trạng này rất có thể do một phần của đệm lưỡi cao su bị nứt vỡ, đệm mất khả năng bám mặt kính hoặc thanh gạt mưa gặp trục trặc.

  • Gạt mưa có tiếng kêu bất thường

Gạt mưa phát ra tiếng kêu là một trong các dấu hiệu phổ biến báo hiệu những trục trặc. Gạt mưa ô tô kêu rột rột, kịch kịch… có thể do lưỡi gạt, các thanh giằng ở lưỡi đã bị hỏng. Nếu thanh giằng hỏng thì cần gạt sẽ lưỡi gạt ép lên mặt kính không đủ lực, khi đó gạt vừa kêu khi hoạt động mà vừa không làm sạch nước. Bên cạnh đó, nếu mô tơ yếu cũng dễ gây tiếng ồn khi cần gạt mưa ô tô hoạt động.

  • Các chốt khóa hoặc cần gạt bị rỉ sét

Đây là dấu hiệu rõ nét cho thấy gạt mưa ô tô đã xuống cấp nghiêm trọng, cần thay mới hoàn toàn cho cả bộ.

Chốt khóa hoặc cần gạt bị rỉ sét là dấu hiệu rõ nét cho thấy gạt mưa ô tô đã xuống cấp nghiêm trọng, cần thay mới hoàn toàn cho cả bộ
Chốt khóa hoặc cần gạt bị rỉ sét là dấu hiệu rõ nét cho thấy gạt mưa ô tô đã xuống cấp nghiêm trọng, cần thay mới hoàn toàn cho cả bộ

3. Tìm mua gạt mưa ô tô loại nào tốt?

 

Khách hàng tìm mua gạt mưa có thể lựa chọn dựa trên loại lưỡi gạt mưa, loại khung gạt mưa hoặc hãng sản xuất.

3.1. Lựa chọn loại lưỡi gạt mưa nào tốt?

Căn cứ theo chất liệu lưỡi gạt, gạt mưa ô tô được chia ra 2 loại chính: lưỡi gạt mưa cao su và lưỡi gạt mưa silicon.

  •  Gạt mưa cao su

Gạt mưa cao su là loại gạt mưa ô tô có phần lưỡi được làm từ cao su non. Đây là loại gạt mưa ô tô truyền thống, từ xưa đến nay được nhiều người sử dụng.

Ưu điểm của lưỡi gạt mưa cao su là giá cả bình dân. Trong khi nhược điểm là cao su kém bền, dễ khô, nứt, chai cứng… nên thời gian sử dụng ngắn, gây ốn kém chi phí thay thế (khoảng 6 tháng/lần).

Gạt mưa cao su là loại gạt mưa truyền thống có phần lưỡi được làm từ cao su non
Gạt mưa cao su là loại gạt mưa truyền thống có phần lưỡi được làm từ cao su non

  • Gạt mưa silicon

Gạt mưa silicon là loại gạt mưa sử dụng lưỡi gạt sản xuất từ vật liệu silicon. Đây là loại gạt mưa khá mới, được phát triển và xuất hiện vài năm gần đây.

Ưu điểm của lưỡi gạt mưa silicon là mịn hơn lưỡi cao su, diện tích tiếp xúc nhiều hơn, ngăn không khí tốt nên cạnh lưỡi quét sâu, gạt nước hiệu quả hơn; chất liệu silicon có đặc tính bền bỉ hơn, chống mài mòn và chống UV tốt hơn gạt cao su nên dùng được lâu hơn (tuổi thọ gấp đôi gạt cao su). Mặt khác, nhược điểm của gạt silicon nằm ở giá thành đắt hơn gạt mưa cao su.

Gạt mưa xe ô tô dạng silicon là loại gạt mưa khá mới, được phát triển và xuất hiện vài năm gần đây
Gạt mưa xe ô tô dạng silicon là loại gạt mưa khá mới, được phát triển và xuất hiện vài năm gần đây

3.2. Lựa chọn khung gạt mưa xe ô tô loại nào tốt?

Giữa nhiều loại gạt mưa xe ô tô có kết cấu khung khác nhau, nổi bật một số loại phổ biến như:

  • Gạt mưa xe ô tô có khung sắt

Gạt mưa khung sắt (hoặc gạt mưa khung xương cứng) là loại cổ điển, thường được bắt gặp trên các dòng xe ô tô cũ. Đây là loại gạt mưa có khung làm bằng sắt, phủ bên ngoài là lớp sơn tĩnh điện chống han gỉ. Cấu tạo khung xương sắt tương đối phức tạp, bao gồm nhiều thanh sắt kết nối với nhau bởi các khớp nối nhằm đảm bảo lực được phân bố đều.

Gần đây, khung sắt không còn được ưa dùng nữa do nhược điểm trọng lượng nặng, dễ bị han gỉ. Thay vào đó, người ta chuyển sang dùng loại gạt mưa có khung mới nhẹ hơn.

Gạt mưa khung sắt (hoặc gạt mưa khung xương cứng) là loại cổ điển, thường được bắt gặp trên các dòng xe ô tô cũ
Gạt mưa khung sắt (hoặc gạt mưa khung xương cứng) là loại cổ điển, thường được bắt gặp trên các dòng xe ô tô cũ

  • Gạt mưa ô tô khung mềm

Gạt mưa khung mềm (còn có tên gọi là gạt không xương) là một loại gạt ô tô áp dụng kết cấu khung kiểu mới, được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây. Loại khung mềm này được sản xuất bằng cao su hoặc silicon nên có tính mềm dẻo linh hoạt, độ đàn hồi tốt và trọng lượng gọn nhẹ. Nhờ các ưu điểm này mà gạt khung mềm có độ linh hoạt cao hơn và ôm khít vào mặt kính hơn.

Gạt mưa khung mềm (còn có tên gọi là gạt không xương) là một loại gạt ô tô áp dụng kết cấu khung kiểu mới, được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây
Gạt mưa khung mềm (còn có tên gọi là gạt không xương) là một loại gạt ô tô áp dụng kết cấu khung kiểu mới, được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây

  • Gạt mưa 3 khúc

Bên cạnh gạt mưa khung mềm thì gạt mưa 3 khúc cũng là một loại gạt mưa ô tô sử dụng kết cấu khung theo kiểu mới. Phần khung này thường sử dụng vật liệu nhựa ABS cứng, bao gồm 3 khúc được kết nối với nhau bằng một lõi thép mỏng có tác dụng đảm bảo truyền lực mạnh và phân bố lực đều. Do đó dù xe chạy ở tốc độ cao, lực cản gió lớn, gạt mưa vẫn có thể vận hành ổn định mà không bị rung giật. So với gạt mưa khung mềm thì loại gạt mưa 3 khúc cứng cáp, phân bố lực đồng đều hơn.

Gạt mưa 3 khúc thường sử dụng vật liệu nhựa ABS cứng, bao gồm 3 khúc được kết nối với nhau bằng một lõi thép mỏng
Gạt mưa 3 khúc thường sử dụng vật liệu nhựa ABS cứng, bao gồm 3 khúc được kết nối với nhau bằng một lõi thép mỏng

3.3. Lựa chọn gạt mưa theo hãng sản xuất

Trên thị trường hiện nay, có nhiều hãng gạt mưa ô tô uy tín được nhiều khách hàng tin dùng như:

  • Gạt mưa xe ô tô Bosch

Bosch là một công ty đến từ Đức, nổi tiếng hàng đầu thế giới, chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các thiết bị ô tô. Trong số các sản phẩm phụ tùng và phụ kiện ô tô của Bosch, gạt mưa dành cho xe ô tô cũng là dòng sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao. Gạt mưa chính hãng Bosch có phần lá gạt làm bằng vật liệu cao su phủ thêm Graphite mang đến độ bền khá cao. Bosch cung cấp đa dạng các dòng gạt mưa như Focus, Insight, Icon, Aerotwin, Evolution… Trong đó gạt mưa Aerotwin được nhiều khách hàng ưa chuộng nhất. Nhưng cũng chính vì được ưa chuộng nên gạt mưa Bosch hàng nhái, hàng giả xuất hiện rất nhiều, khiến người mua gặp khó khăn khi tìm mua mặt hàng chất lượng.

Gạt mưa Bosch chính hãng có giá thành rơi vào khoảng 250.000 – 700.000 đồng/cặp.

Gạt mưa Bosch chính hãng có giá thành rơi vào khoảng 250.000 – 700.000 đồng/cặp
Gạt mưa Bosch chính hãng có giá thành rơi vào khoảng 250.000 – 700.000 đồng/cặp

  • Gạt mưa ô tô Denso

Denso là một công ty đến từ Nhật Bản, chuyên sản xuất linh kiện ô tô đa quốc gia. Hãng nổi tiếng với các thiết bị ô tô như túi khí, bugi, radar, lọc dầu… và trong số đó có cả gạt mưa.

Gạt mưa ô tô chính hãng Denso có giá khoảng 300.000 – 700.000 đồng/cặp.

Gạt mưa ô tô chính hãng Denso có giá khoảng 300.000 – 700.000 đồng/cặp
Gạt mưa ô tô chính hãng Denso có giá khoảng 300.000 – 700.000 đồng/cặp

  • Gạt mưa ô tô Heyner

Heyner (còn được biết đến với tên gọi là Heyner Germany) là một trong các công ty của Đức, chuyên sản xuất các phụ tùng, phụ kiện dành cho ô tô. Heyner nổi tiếng với khách hàng ở các dòng gạt nước kính chắn gió các phương tiện ô tô, xe tải và xe buýt.

Gạt mưa Heyner chính hãng có giá khoảng 300.000 – 600.000 đồng/cặp.

Gạt mưa Heyner chính hãng có giá khoảng 300.000 – 600.000 đồng/cặp
Gạt mưa Heyner chính hãng có giá khoảng 300.000 – 600.000 đồng/cặp

  • Gạt mưa Michelin

Michelin được biết đến rộng rãi là một trong các công ty sản xuất lốp xe ô tô hàng đầu thế giới đến từ Pháp. Không chỉ sản xuất mặt hàng chủ lực là lốp xe, Michelin cũng sản xuất và cung cấp thêm nhiều mặt hàng phụ kiện ô tô khác như cảm biến áp suất lốp, miếng che nắng ô tô, máy bơm lốp mini, gạt mưa ô tô…

Giá gạt mưa Michelin chính hãng khoảng 240.000 – 700.000 đồng/cặp.

Giá gạt mưa Michelin chính hãng khoảng 240.000 – 700.000 đồng/cặp
Giá gạt mưa Michelin chính hãng khoảng 240.000 – 700.000 đồng/cặp

Như vậy, qua bài viết trên, IMATS đã tổng hợp khái niệm gạt mưa ô tô là gì cũng như các thông tin tham khảo để bạn đọc có thêm thông tin đánh giá và lựa chọn loại gạt mưa phù hợp dành cho xe ô tô. Hy vọng IMATS đã giúp bạn có thể nhìn nhận đúng hơn về tầm quan trọng của gạt mưa ô tô và bảo dưỡng, thay mới bộ phận này kịp thời.

Các tin khác

Honda Civic Type R được ca ngợi là một trong những mẫu xe có hiệu suất cao hàng đầu của năm. ...
Suzuki XL7 phiên bản hybrid được sản xuất từ năm 2021 tại Indonesia. Chiếc xe SUV này mang đến sự thoải ...
Bentley Mulliner Batur là mẫu xe hơi hạng sang đắt đỏ đến từ nhà Bentley nước Anh. Với thiết kế sang ...
Khám phá sự hoàn hảo và đẳng cấp với phiên bản thứ 4 của Toyota Alphard. Sự đột phá trong thiết ...
Lada Niva, mẫu xe địa hình mang tính biểu tượng đặc trưng được ra mắt lần đầu vào năm 1977 tại ...
Để không ngừng thách thức giới hạn và mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, Hyundai đã chính ...
Toyota Hilux 2024 đã đạt một bước tiến đáng chú ý trong công nghệ xe hơi với việc bổ sung hệ ...
Ford Explorer và Volkswagen Teramont đều là những mẫu xe đáng chú ý trong phân khúc SUV cỡ trung. Trong khi ...