Hướng dẫn cách lái xe ô tô đường bùn, lầy sao cho an toàn

Khi di chuyển trên những đoạn đường lầy lội, nhiều bùn đất, đặc biệt những cung đường xấu mỗi khi trời mưa khiến xe ô tô rất dễ bị lún vào vũng lầy hoặc bị trơn trượt, mất khả năng bám đường gây nguy hiểm cho người lái và hành khách trên xe ô tô. Vì thế, với mỗi tài xế thì việc thành thạo cách lái xe ô tô đường bùn, lầy sao cho an toàn là cực kỳ quan trọng. Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

Việc thành thạo cách lái xe ô tô đường bùn, lầy sao cho an toàn là cực kỳ quan trọng
Việc thành thạo cách lái xe ô tô đường bùn, lầy sao cho an toàn là cực kỳ quan trọng
 

1. Kinh nghiệm và mẹo hữu ích để lái xe ô tô đường bùn, lầy

Trước khi xe chạy vào đường nhiều bùn đất, lầy lội, tài xế nên kiểm tra độ rắn, độ lún của đất. Khi phải đi vào những đoạn đường xấu này, người lái xe cần bình tĩnh và tập trung tối đa vào mọi thao tác điều khiển của mình để chủ động có hướng xử lý an toàn, hợp lý. 

Đầu tiên, người lái hãy cố gắng vượt qua địa hình này với sức mạnh của chính động cơ xe ô tô.

Trước khi xe chạy vào đường nhiều bùn đất, lầy lội, tài xế nên kiểm tra độ rắn, độ lún của đất
Trước khi xe chạy vào đường nhiều bùn đất, lầy lội, tài xế nên kiểm tra độ rắn, độ lún của đất

1.1. Chạy xe tốc độ chậm, không được nhồi ga

Trước hết, người điều khiển xe cần chuyển xe về số thấp. Căn cứ vào nguyên lý hoạt động: số càng nhỏ thì lực kéo của động cơ càng mạnh, việc giảm số xe về thấp sẽ giúp động cơ xe hoạt động mạnh hơn, xe có thể sẽ vượt qua đường lầy lội dễ dàng hơn. Với những xe ô tô được trang bị hộp số tự động, người lái nên chủ động chuyển về chế độ số tay thông qua lẫy chuyển số năm trên vô lăng hoặc chọn chế độ số thấp bằng cần số.

Người điều khiển xe cần chuyển xe về số thấp
Người điều khiển xe cần chuyển xe về số thấp

Người lái đặc biệt lưu ý cần giảm tốc độ và luôn giữ cho xe ở một vận tốc ổn định. Khi lái xe đường bùn lầy, nếu càng đi nhanh, xe sẽ càng dễ mất kiểm soát vì ma sát kém, không có độ bám đường ổn định. Trong tình huống phát sinh bất ngờ cần phanh gấp, bánh xe sẽ càng dễ dàng bị văng khỏi đường hoặc lún sâu hơn vào vũng bùn, lầy. Hơn nữa, người lái cũng không nên tăng ga đột ngột hoặc đạp nhồi ga không dứt khoát. Điều này có thể dẫn đến việc bánh xe quay nhanh hơn, phương tiện vì thế càng bị kẹt sâu hơn xuống lớp bùn lầy.

Không được phanh gấp đột ngột, không nên tăng ga bất ngờ hoặc đạp nhồi ga không dứt khoát
Không được phanh gấp đột ngột, không nên tăng ga bất ngờ hoặc đạp nhồi ga không dứt khoát

1.2. Hạn chế đạp phanh xe gấp

Một nguyên tắc người lái xe cần tuân thủ mỗi khi ô tô di chuyển trên đường bùn lầy là càng hạn chế sử dụng phanh càng tốt, và tuyệt đối không được phanh gấp. Thay vì phanh xe đột ngột khiến phương tiện càng dễ lún thì người lái có thể cân nhắc sử dụng đến phanh động cơ bằng cách trả về xe số thấp. Khi muốn dừng, người lái tránh đạp mạnh phanh mà hãy nhấn chân phanh từ từ, nhấp nhả liên tục, để có thể đảm bảo an toàn.

1.3. Giảm áp suất ở bánh xe

Giảm áp suất ở lốp bánh xe có tác dụng làm lốp không bị căng, mềm hơn và bám đường tốt hơn khi đi đường bùn. Đây là một kinh nghiệm đơn giản nhưng cực hay để xử lý tình trạng sa lầy của xe.

Giảm áp suất ở lốp bánh xe có tác dụng làm lốp mềm hơn và bám đường tốt hơn khi lái xe ô tô đường bùn, lầy
Giảm áp suất ở lốp bánh xe có tác dụng làm lốp mềm hơn và bám đường tốt hơn khi lái xe ô tô đường bùn, lầy

1.4.  Sử dụng hỗ trợ bằng nút kiểm soát lực kéo

Kiểm soát lực kéo là tính năng thông minh tự động được kích hoạt khi phương tiện xác định đang ở trong điều kiện di chuyển không ổn định. Tính năng này có nhiệm vụ giúp ngăn chặn tình trạng trượt bánh xe chệch khỏi hướng điều khiển hoặc bị mắc kẹt, xoay vòng tại chỗ khi đi vào các đoạn đường trơn.

Nhưng nếu rơi vào tình huống xe bị kẹt trong bùn thì người lái hãy tắt tính năng này và chỉ bật lại khi xác định được xe đã an toàn thoát khỏi vùng có nguy cơ cao. Sử dụng tính năng kiểm soát lực kéo khi bị lún sâu trong vũng bùn có thể khiến tình trạng trầm trọng hơn, xe càng khó thoát ra.

Kiểm soát lực kéo là tính năng thông minh có thể hỗ trợ rất hiệu quả khi xe đi trên đoạn đường trơn trượt
Kiểm soát lực kéo là tính năng thông minh có thể hỗ trợ rất hiệu quả khi xe đi trên đoạn đường trơn trượt

1.5. Không chạy theo vệt bánh xe mà xe trước để lại

Thực tế nếu di chuyển trên đường trơn, người điều khiển xe hoàn toàn có thể chạy theo vệt bánh xe đi qua trước đã để lại vì phần nước hay một ít bùn đất có thể đã được xe đi trước làm sạch. Nhưng khi lái xe đường bùn có nhiều sình lầy lội thì điều này lại phản tác dụng. Những chỗ có vệt bánh xe trên đường bùn lầy thường tăng nguy cơ bị lún hơn nhiều lần. Vì thế, người lái cần ghi nhớ nguyên tắc: tuyệt đối không chạy theo vệt bánh xe trên đường bùn lầy.

1.6. Chạy xe ở chế độ 4WD (four wheel drive)

Chế độ 4WD (four wheel drive) là chế độ cho phép xe ô tô có thể dẫn động bằng 2 bánh hoặc cả 4 bánh tùy vào lựa chọn của người cầm lái. Chức năng này hoạt động bằng cơ hoặc bằng điện, thông qua một cơ cấu gài cầu đặt bên trong ô tô. Để có thể chạy xe ở chế độ này, người lái xe cần xác định được vị trí cần số hoặc chuyển đổi số nằm trên bảng điều khiển. Những ký hiệu như 2H, 4H, 4L là để kích hoạt chế độ này, người lái linh hoạt sử dụng tùy thuộc vào từng tình huống, cụ thể như sau:

  • Khi cần tăng thêm lực kéo của động cơ xe, người lái hãy di chuyển cần số ô tô hoặc chuyển đổi số sang vị trí 4H hoặc 4L.

  • Đối với những đoạn đường đất, nhiều cát hoặc bùn lầy, người điều khiển xe nên chuyển về chế độ 4H – chế độ dẫn động 4 bánh với tốc độ cao.

  • Với những địa hình khó đi, người lái nên đưa về chế độ 4L. Ở chế độ này, lực kéo của xe hoàn toàn được tận dụng, tốc độ di chuyển chậm sẽ đảm bảo độ an toàn cho phương tiện và người ngồi trên xe.

    Chế độ 4WD (four wheel drive) là chế độ cho phép xe ô tô có thể dẫn động bằng 2 bánh hoặc cả 4 bánh tùy vào lựa chọn của người cầm lái
    Chế độ 4WD (four wheel drive) là chế độ cho phép xe ô tô có thể dẫn động bằng 2 bánh hoặc cả 4 bánh tùy vào lựa chọn của người cầm lái

1.7. Dùng phanh để thoát khỏi vũng bùn lầy

Đặc biệt, người lái xe ô tô đường bùn, lầy không nên dẫm chân phanh liên tục, nhất là khi xe đang trong đà xuống dốc. Thay vào đó, việc chuyển xe về cấp số thấp và chạy chậm sẽ giúp người lái dễ dàng kiểm soát xe ở những đoạn đường trơn trượt nhiều bùn lầy, khó đi.

2. Kinh nghiệm lái xe ô tô đường bùn, lầy với dụng cụ hỗ trợ

Trong thực tế, khi lái xe gặp phải đường bùn lầy thì không phải lúc nào động cơ xe cũng đủ khỏe để tự thoát khỏi vũng lầy, đặc biệt là những đoạn đường bùn đất, sình lầy quá dày đặc. Lúc này, người lái buộc phải sử dụng đến những dụng cụ hỗ trợ khác để xử lý bánh xe bị lún.

  • Giúp xe thoát khỏi vũng bùn với xẻng

Xẻng là dụng cụ tuy đơn giản nhưng lại là giải pháp khá hữu dụng có thể phát huy công dụng cứu ô tô bị sa lầy. Bạn có thể dùng xẻng để đào hết lớp bùn đất, sình lầy đặc quánh bám quanh bánh xe. Bước tiếp theo hãy lót thêm lớp đất phía dưới để mặt đất đủ độ cứng nhằm tạo điểm bám và ma sát tốt cho bánh ô tô vượt lên.

Xẻng là dụng cụ tuy đơn giản nhưng lại là giải pháp khá hữu dụng có thể phát huy công dụng cứu ô tô bị sa lầy
Xẻng là dụng cụ tuy đơn giản nhưng lại là giải pháp khá hữu dụng có thể phát huy công dụng cứu ô tô bị sa lầy

  • Dùng tuýp tháo ốc khi xe sa vào vũng bùn lầy

Khi xe bị sa vào vũng bùn lầy, sau khi tháo phần ốp chụp la-zăng, chủ xe có thể lắp tuýp tháo ốc vào một chiếc ốc và sau đó buộc chặt với phần đầu ống hướng về phía trước. Khi xe lăn bánh, ống tuýp ghim sâu xuống bùn lầy và tạo lực đẩy giúp nâng bánh xe thoát khỏi khu vực sình lầy một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Chủ xe có thể dùng tuýp tháo ốc khi xe sa vào vũng bùn lầy
Chủ xe có thể dùng tuýp tháo ốc khi xe sa vào vũng bùn lầy

  • Giúp xe thoát khỏi vũng bùn với thảm xe

Một cách khác là người lái có thể cân nhắc đặt thảm lót sàn xe ngay dưới mỗi lốp, giúp tăng độ ma sát cũng như tạo một đoạn đường ngắn đủ độ cứng để hỗ trợ bánh di chuyển khỏi vũng bùn dễ dàng hơn. 

  • Sử dụng kích bánh xe

Kích bánh xe là dụng cụ không thể thiếu của các ô tô chuyên chạy trên địa hình phức tạp như đường gồ ghề, lồi lõm, có nguy cơ sa lầy cao. Theo đó, dụng cụ kích bánh sẽ hỗ trợ nâng bánh xe lên, tạo khoảng trống giúp người lái kê được những vật cản vào bên dưới là điểm điểm tựa bẩy xe ra ngoài. Khi nhận thấy phương tiện đã đứng khá vững, người lái có thể dùng các chuyển động lắc đều cho xe để thoát khỏi bùn lầy.

  • Dùng rơm rạ, lá cây, sỏi, gỗ

Khi bánh xe bị lún vào vũng lầy quá sâu, người dùng có thể sử dụng tới rơm rạ, sỏi, lá cây, gỗ,… để tăng ma sát và tạo độ bám cho lốp xe. Lưu ý, nếu là xe có hệ dẫn động cầu trước, người lái cần lót các vật này ở phía trước của bánh trước, nếu xe cầu sau hay dẫn động 2 cầu thì cần lót ở phía trước của các bánh sau.

Khi xe bị lún, người dùng có thể sử dụng tới rơm rạ, sỏi, lá cây, gỗ,… để tăng ma sát và tạo độ bám cho lốp xe
Khi xe bị lún, người dùng có thể sử dụng tới rơm rạ, sỏi, lá cây, gỗ,… để tăng ma sát và tạo độ bám cho lốp xe

  • Dùng bao cát lót bánh xe

Bao cát thường được người lái sử dụng trong tình huống bánh xe bị lún ở sa mạc mà trong tay không có bất kỳ vật dụng hỗ trợ nào. Khi đó, người dùng lấy những bao cát làm điểm cố định đặt dưới bánh xe nhằm tạo ma sát. Tiếp theo, người dùng buộc một đầu sợi dây cáp vào bao cát, đầu còn lại buộc vào bánh xe. Cuối cùng, người lái khởi động xe và nhấn ga để sợi dây cáp sẽ di chuyển cuốn vào bánh xe và đưa phương tiện ra khỏi vũng bùn.

  • Buộc thanh gỗ vào bánh xe

Người lái xe có thể dùng một thanh gỗ gắn vào bánh xe theo trục ngang nhằm tạo thành điểm tựa giúp bánh xe vượt khỏi vũng lầy. Lưu ý nên lựa chọn thanh gỗ có độ cứng tốt, và buộc thật chặt để tránh thanh bị gãy hoặc tuột ra khi xe di chuyển.

Người lái xe có thể dùng một thanh gỗ gắn vào bánh xe theo trục ngang nhằm tạo thành điểm tựa giúp bánh xe vượt khỏi vũng lầy
Người lái xe có thể dùng một thanh gỗ gắn vào bánh xe theo trục ngang nhằm tạo thành điểm tựa giúp bánh xe vượt khỏi vũng lầy

  • Dùng dây xích sắt quấn quanh bánh xe

Trên thị trường hiện nay có bày bán nhiều loại dây xích sắt chuyên dụng có thiết kế giống với dây cáp và có thiết kế các điểm cố định vào bánh xe. Trước khi phải di chuyển vào đường bùn lầy, người điều khiển xe có thể quấn dây xích sắt quanh bánh xe. Mục đích là để tăng ma sát với mặt đường, hạn chế trượt và chống bùn lầy quấn vào bánh xe.

Trước khi phải di chuyển vào đường bùn lầy, người điều khiển xe có thể quấn dây xích sắt quanh bánh xe
Trước khi phải di chuyển vào đường bùn lầy, người điều khiển xe có thể quấn dây xích sắt quanh bánh xe

  • Dùng lồng thép hỗ trợ cho bánh xe 

Nếu thường xuyên phải di chuyển trong tình trạng đường có bùn lầy dễ lún, chủ phương tiện có thể trang bị riêng một chiếc lồng thép có kích thước phù hợp với chiều ngang của bánh. Chiếc lồng này sẽ cũng là một cách xử lý bánh xe bị lún, có tác dụng hỗ trợ nhấc bánh xe ra khỏi những vũng bùn lầy một cách dễ dàng.

Chủ phương tiện có thể trang bị riêng một chiếc lồng thép có kích thước phù hợp với chiều ngang của bánh
Chủ phương tiện có thể trang bị riêng một chiếc lồng thép có kích thước phù hợp với chiều ngang của bánh

  • Dùng tời để hỗ trợ xe thoát khỏi bùn, lầy

Khi xe rơi vào trạng thái sa lầy nặng, người dùng cần phải sử dụng đến dụng cụ tời. Tuy nhiên, để sử dụng được tời thì người lái cần chọn được điểm bám cố định chắc chắn để tời có thể chịu được sức nặng của xe. Nếu gắn nhầm vị trí, người ngồi trên xe và phương tiện có thể sẽ gặp nguy hiểm.

Khi xe rơi vào trạng thái sa lầy nặng, người dùng cần phải sử dụng đến dụng cụ tời
Khi xe rơi vào trạng thái sa lầy nặng, người dùng cần phải sử dụng đến dụng cụ tời

3. Những lưu ý khi lái xe ô tô đường bùn, lầy để đảm bảo an toàn

Đối với những dòng xe ô tô có khóa vi sai cho cầu trước và sau, người lái cần tuân thủ nguyên tắc mở vi sau cầu và khóa vi sai cầu sau trước để quá trình điều khiển được chính xác hơn.

Một điều nữa mà người lái cần lưu ý khi lái xe ô tô đường bùn, lầy để tránh bị lún thì nên chuyển cần số về vị trí số 1 để động cơ xe có thể hoạt động ở chế độ mạnh nhất. Việc giữ vô-lăng ô tô sẽ khiến cho xe chạy thẳng với tốc độ chậm rãi, đủ để người lái cảm nhận mức độ trơn trượt và lầy lội, giúp xử lý tình huống hợp lý.

Khi bánh xe có dấu hiệu bị trượt, khó kiểm soát hướng đi, người lái nên giảm ga từ từ để giữ đà cho xe và đồng thời giảm độ trượt xuống đáng kể. Tài xế đánh tay lái qua lại một cách chậm rãi để các bánh xe ổn định, lấy lại độ bám đường và nhanh chóng thoát ra khỏi vũng lầy.

Khi bánh xe có dấu hiệu bị trượt, khó kiểm soát hướng đi, người lái nên giảm ga từ từ
Khi bánh xe có dấu hiệu bị trượt, khó kiểm soát hướng đi, người lái nên giảm ga từ từ

Trường hợp xe bị trượt quay ngang, người lái nên nhả chân ga và đánh vô-lăng để đưa xe về đúng hướng trước khi tiếp tục rà chân ga nhẹ nhàng. Gặp lớp bùn cứng, chủ phương tiện nên đánh nhẹ tay lái sang 2 bên. Khi đó bùn cứng sẽ bám một lớp mỏng vào thành lốp làm tăng thêm sự ma sát.

Nếu lái xe ô tô đường bùn, lầy thấy có vệt bánh xe đi trước để lại, người lái không nên đi theo. Bởi vì chỗ bùn lầy nơi có vệt bánh xe thường sâu hơn, ướt hơn, xe đi vào sẽ dễ trượt bánh hơn.

4. Những trang bị hỗ trợ an toàn khi lái xe qua đường bùn lầy

Trước khi lái xe ô tô qua khu vực bùn lầy, người lái nên tận dụng tất cả tính năng của các ứng dụng công nghệ đảm bảo an toàn và hỗ trợ đi đường trơn trượt được trang bị sẵn trên xe. Với những trang bị hiệu quả này, người dùng có khả năng vượt qua được đoạn đường bùn lầy mà không bị lún lại hay cần phải chờ đợi cứu hộ giải quyết.

Các dòng xe ngày nay được trang bị rất nhiều những tính năng nổi bật hỗ trợ phương tiện di chuyển tối ưu trên đường bùn lầy như: Chức năng kiểm soát lực kéo (TCS), Hệ thống cân bằng điện tử (ESC), Chức năng phân phối phanh lực điện tử (EBD), Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS),...

EBD giúp hạn chế tình trạng trượt khi xe phải phanh gấp
EBD giúp hạn chế tình trạng trượt khi xe phải phanh gấp


Hệ thống ESC giúp đảm bảo sự ổn định và cân bằng của xe trong mọi tình huống
Hệ thống ESC giúp đảm bảo sự ổn định và cân bằng của xe trong mọi tình huống

TCS ngăn tình trạng trượt bánh khi tăng tốc đột ngột, đặc biệt trong điều kiện đường trơn trượt
TCS ngăn tình trạng trượt bánh khi tăng tốc đột ngột, đặc biệt trong điều kiện đường trơn trượt

Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, địa hình nhiều đồi núi, đất mềm, nên việc phải di chuyển trên những cung đường nhiều bùn đất, sình lầy là khó khăn, thách thức không thể tránh khỏi đối với các tài xế. Để có thể lái xe ô tô đường bùn, lầy sao cho an toàn, người lái cần nắm vững các nguyên tắc và bình tĩnh xử lý. Thêm vào đó, chủ phương tiện cũng cần thường xuyên bảo dưỡng xe định kỳ để sớm phát hiện các bất thường, tăng tuổi thọ cho các chi tiết xe, nhằm giúp phương tiện vượt địa hình khó dễ dàng hơn.

 

Các tin khác

Honda Civic Type R được ca ngợi là một trong những mẫu xe có hiệu suất cao hàng đầu của năm. ...
Suzuki XL7 phiên bản hybrid được sản xuất từ năm 2021 tại Indonesia. Chiếc xe SUV này mang đến sự thoải ...
Bentley Mulliner Batur là mẫu xe hơi hạng sang đắt đỏ đến từ nhà Bentley nước Anh. Với thiết kế sang ...
Khám phá sự hoàn hảo và đẳng cấp với phiên bản thứ 4 của Toyota Alphard. Sự đột phá trong thiết ...
Lada Niva, mẫu xe địa hình mang tính biểu tượng đặc trưng được ra mắt lần đầu vào năm 1977 tại ...
Để không ngừng thách thức giới hạn và mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, Hyundai đã chính ...
Toyota Hilux 2024 đã đạt một bước tiến đáng chú ý trong công nghệ xe hơi với việc bổ sung hệ ...
Ford Explorer và Volkswagen Teramont đều là những mẫu xe đáng chú ý trong phân khúc SUV cỡ trung. Trong khi ...