Phương Pháp Xử Lý Khi Xe Bị Kẹt Chân Côn

Xe bị kẹt chân côn là một trong những lỗi rất khó chịu đối với người sử dụng xe ô tô. Khi động cơ xe bắt đầu nóng hay xe vận hành một khoảng thời gian dài lại xuất hiện hiện tượng chân côn bị kẹt cứng không thể đạp nổi. Người lái xe đạp xuống nhưng cũng không hồi lại, hoặc kéo lên cũng vô tác dụng. Nhưng khi để máy nguội từ từ thì một lúc sau chân côn lại hoạt động bình thường. Đây được xem là tình huống gây nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể tự xử lý được. Hãy tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây để biết lý do tại sao xe của bạn hay bị kẹt chân côn và những cách xử lý chân côn bị kẹt.

Xe bị kẹt chân côn là một trong những lỗi rất khó chịu đối với người sử dụng xe ô tô

Xe bị kẹt chân côn là một trong những lỗi rất khó chịu đối với người sử dụng xe ô tô

1. Nguyên lý hoạt động của bàn đạp chân côn (bàn đạp ly hợp)

Khi tác động một lực lên bàn đạp côn, piston thủy lực hoặc một cần liên động sẽ tác động lên một cần bẩy còn được gọi là càng cua ly hợp, bằng một lực khá lớn, lực này sẽ được truyền tới vòng bi chặn của ly hợp, nó còn được gọi là bi T khiến cho lò xo ở đĩa trung tâm sẽ bị nén lại. Đĩa ma sát khi đó sẽ được giải phóng ra khỏi bánh đà nhờ kết cấu cơ khí dẫn động và đĩa ép ly hợp, vì thế trục sơ cấp của hộp số sẽ được giải phóng khỏi động cơ.

Khi nhả khỏi bàn đạp côn thì các lò xo sẽ đẩy mâm bàn ép ly hợp vào các đĩa ma sát và ép chặt chúng vào với bánh đà. Nên sẽ làm cho bánh đà của động cơ xe bị khóa lại vào trục sơ cấp của hộp số khiến cho chúng quay với một tốc độ. Độ lớn của mô men lực mà bộ ly hợp có thể truyền sẽ được phụ thuộc vào ma sát giữa các đĩa ma sát với bánh đà và lực nén mà các lò xo tác dụng tới đĩa ma sát.

Nguyên lý hoạt động của bàn đạp chân côn
Nguyên lý hoạt động của bàn đạp chân côn

1.1 Hiện tượng xe bị kẹt chân côn

Khi xe ô tô bắt đầu nóng bộ máy hay xe vận hành được một khoảng thời gian dài sẽ thường xảy ra hiện tượng chân côn hay bị cứng, kẹt không thể đạp nổi hoặc phải đạp sâu vào hết mới có thể ngắt côn, côn trả một cách từ từ, mất khả năng rơ,... với vô vàn lý do khiến chân côn bị kẹt. Người cầm lái thường không thể nào đạp xuống chân côn hoặc kéo lên cũng không được. Phải để máy tự nguội đi tầm 30 phút, khi đó mọi thứ trở lại hoạt động bình thường, chân côn lại có thể hoạt động trơn tru.

Khi chân côn bị dính có thể trở về vị trí cũ rất chậm, bị cứng hoặc hoàn toàn bị mắc kẹt tại chỗ. Bàn đạp ly hợp bị kẹt có thể khiến cho người lái xe rất lo lắng vì sự cố này có thể xảy ra bất chợt và dẫn đến nguy hiểm tới người lái xe và những người khác, đặc biệt nếu trong trường hợp xe đang trong quá trình tăng tốc mà chân côn bị kẹt thì có thể rất nguy hiểm, cần khắc phục ngay.

Hiện tượng xe bị kẹt chân côn
Hiện tượng xe bị kẹt chân côn

1.2 Chân côn bị kẹt do thảm lót sàn ô tô gây cản trở

Đây được xem là lý do phổ biến hàng đầu khiến chân côn bị kẹt, gây cản trở quá trình đạp chân côn khiến cho chân côn bị nặng do vướng phải bàn đạp ly hợp. Khi xe bị kẹt chân côn, hãy kiểm tra tình trạng thảm lót sàn xe đầu tiên. Trường hợp này xảy ra thường xuyên đến mức, các chủ xe thường rất đau đầu khi phải lựa chọn thảm lót sàn cho ô tô của mình. Trên thị trường trôi nổi quá nhiều mẫu mã thảm khác nhau, đa dạng cả về màu sắc, cấu tạo và thiết kế. Nhưng hầu hết những mẫu thảm đó đều gây nhiều khó khăn cho người lái trong quá trình đạp chân côn, chân ga.

Nếu bạn đã từng tham khảo qua những mẫu thảm lót sàn và không tìm được sản phẩm phù hợp thì hãy ghé qua IMATS. Đây là thương hiệu thảm lót sàn ô tô cấp dẫn đầu trên thị trường hiện nay. Dòng thảm lót sàn của IMATS đảm bảo sẽ không hề gây cản trở cho bạn khi lái xe. Bởi thảm được may đo vừa khít với lòng sàn xe, độ bám dính cực tốt và hoàn toàn không thể vướng kẹt vào các chân côn, chân ga của xe.

Chân côn bị kẹt do thảm lót sàn ô tô gây cản trở
Chân côn bị kẹt do thảm lót sàn ô tô gây cản trở

1.3 Lá côn, mâm ép, bánh đà và ống bi-tê bị mài mòn

Một khi lá côn bị bào mòn dẫn đến bàn ép sẽ cao hơn ở phần tiếp giáp với bạc đạn bi-tê khiến quá trình đạp xe khó khăn và sẽ nặng hơn. Khi đó, người lái đạp tổng côn sẽ thấy cao hơn mức thông thường và nặng hơn nhiều.

Ống trượt bi-tê quá bẩn cũng gây ra hiện tượng kẹt chân côn, bởi mỗi khi thay côn thì mỡ được bôi vào ống trượt, dần dần qua thời gian sử dụng mỡ bị khô đồng thời bám lại ở lá côn làm cho bi-tê di chuyển khó khăn hơn. Vòng bi-tê bị mài mòn hoặc hỏng hoặc vòng bi liên kết giữa đầu trục ly hợp với đuôi trục khuỷu bị vỡ, rơ hoặc khô dầu mỡ cũng đều dẫn tới hiện tượng kẹt chân côn.

Bi-tê bị mài mòn gây kẹt chân côn
Bi-tê bị mài mòn gây kẹt chân côn

1.4 Do cơ cấu điều khiển bộ ly hợp

  • Ly hợp bị trượt: Đĩa ma sát, bánh đà hoặc mâm ép bị mài mòn, cong vênh hoặc rò rỉ dầu động cơ.
  • Xuất hiện vấn đề bất thường ở xy lanh chính và xy lanh con của điều khiển ly hợp (thiếu dầu, rò rỉ dầu trong xy lanh, có không khí bên trong xy lanh, mòn cuppen hay cuppen bị bó kẹt…) khiến khi đạp bàn đạp côn bị kẹt, rung hoặc quá nhẹ.
  • Cong vênh cần đẩy của xy lanh chính hoặc xy lanh con.
  • Bạc trượt tcủa trục ly hợp bị hư hỏng.
  • Lò xo bị biến dạng (nứt, vỡ, gãy), không còn duy trì được tính đàn hồi đủ để ấn mâm ép áp dính đĩa ma sát vào bánh đà hoặc do người lái đặt chân lên bàn đạp ly hợp lúc xe đang chạy khiến đĩa ma sát nhanh mòn.
Chân côn bị kẹt do trượt ly hợp
Chân côn bị kẹt do trượt ly hợp

2. Các phương pháp xử lý khi xe bị kẹt chân côn

Khi đã hiểu được nguyên lý hoạt động cũng như biết nguyên nhân khiến chân côn có thể bị kẹt thì việc tìm ra cách xử lý tình huống chân côn bị kẹt sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Nếu đang đi trên đường bỗng nhiên xe của bạn bị kẹt chân côn, thậm chí bị hỏng hẳn chân côn thì không thể ngay lập tức nhờ tới sự hỗ trợ của ai được. Khi gặp tình huống này bạn phải biết cách tự khắc phục lỗi cho chân côn. 

2.1 Khởi động xe của bạn khi xe bị kẹt chân côn

Khi chân côn bị kẹt, không thể tiếp tục được sử dụng, việc điều khiển cũng như khởi động xe gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm và kỹ năng xử lý. Đối với những dòng xe đời cũ, trong trường hợp khi số xe đã được cài, sẽ có cách để khởi động chân côn mà không cần chạm đến côn. Lúc này, người lái xe cần từ từ vặn chìa khóa, khi mô tơ khởi động sẽ làm quay động cơ xe, xe sẽ bị giật về phía trước nếu như vẫn đang có số, khi đó nhẹ nhàng nhấn ga thì xe sẽ có thể di chuyển.

Khởi động xe của bạn khi xe bị kẹt chân côn
Khởi động xe của bạn khi xe bị kẹt chân côn

 

Với đời xe hiện đại thường có công tắc điện nằm ở chân côn, công tắc này chỉ đóng khi có người đạp để khởi động xe. Nếu không thể nhả côn bạn vẫn cần thực hiện đạp chân côn để đóng công tắc lại, nhằm khởi động được xe. Khi mô-tơ khởi động cũng sẽ làm quay động cơ xe, người lái chỉ cần giữ một lúc thì xe sẽ đi.

Nếu xe vẫn ở số 0 mà bị kẹt chân côn thì phải tiến hành khởi động và tăng tốc xe bằng cách ép cần số 1 thì sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên lực ép vào cần số sẽ tạo ra lực ma sát giữa các bánh răng đang quay và bánh răng đồng bộ, để xe có thể chuyển động từ từ. Khi đạt đến tốc độ vừa đủ của động cơ, số sẽ trượt và xe có thể chạy bình thường.

2.2 Khi xe bị kẹt chân côn, hãy lên số xe

Theo như các chuyên gia về ô tô cho hay, khi xe đang chạy ở số 1 việc xử lý tình huống kẹt chân côn sẽ dễ hơn nhiều. Người lái xe cần nhấn mạnh chân ga và nhả ngay lập tức để kéo cần số trượt ra khỏi vị trí số 0. Sau đó hãy đẩy số vào rãnh số 2 nhưng không nên ép mạnh. Khi động cơ quay xe đạt đến tốc độ tương ứng với vận tốc của tỉ số truyền động 2 cầu, thì khi đó cần số sẽ trượt tới rãnh số 2. Nhưng nếu tốc độ của động cơ giảm xuống quá thấp thì cần điều chỉnh lại bằng chân ga. Tiến hành thao tác tương tự như trên nếu như muốn xe lên số lớn hơn.

Khi xe bị kẹt chân côn, hãy lên số xe
Khi xe bị kẹt chân côn, hãy lên số xe

 

2.3 Giảm số nếu như chân côn bị kẹt

Để thực hiện giảm số khi không thể nhả được chân côn cần thực hiện những bước ngược lại với việc lên số xe như: Giữ cho xe chạy ở vận tốc ổn định, kéo cần số về Mo rồi tăng tốc dần dần cho tới khi đẩy cần số về lại hướng số thấp hơn. Khi tốc độ xe tương ứng với tốc độ yêu cầu của số đó thì nó sẽ tự động trượt về số thấp hơn.

Hoặc nếu tình trạng nặng hơn thì bạn nên dừng hẳn xe lại kiểm tra, nếu thấy tình trạng không ổn thì hãy nhanh chóng gọi xe cứu hộ tới.

2.4 Bảo dưỡng và kiểm tra xe kỹ càng

Để tránh khỏi những sự cố như xe bị kẹt chân côn khi đang di chuyển trên đường thì việc kiểm tra xe định kỳ sau khi đi mỗi 20.000 - 40.000 km là cần thiết, nếu quá mức này thì sẽ có nhiều khả năng xe vận hành sẽ không còn được tốt như ban đầu.

Bảo dưỡng và kiểm tra xe kỹ càng
Bảo dưỡng và kiểm tra xe kỹ càng

 

Xe bị kẹt chân côn luôn là tình huống bất ngờ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong quá trình lưu thông trên đường. Hãy nằm lòng rõ những nguyên lý hoạt động của chân côn và những tác nhân gây hại cũng như các cách xử lý đơn giản khi chân côn có hiện tượng bị kẹt. Hi vọng bạn có những chuyến hành trình an toàn trên mọi cung đường!

 

Các tin khác

Honda Civic Type R được ca ngợi là một trong những mẫu xe có hiệu suất cao hàng đầu của năm. ...
Suzuki XL7 phiên bản hybrid được sản xuất từ năm 2021 tại Indonesia. Chiếc xe SUV này mang đến sự thoải ...
Bentley Mulliner Batur là mẫu xe hơi hạng sang đắt đỏ đến từ nhà Bentley nước Anh. Với thiết kế sang ...
Khám phá sự hoàn hảo và đẳng cấp với phiên bản thứ 4 của Toyota Alphard. Sự đột phá trong thiết ...
Lada Niva, mẫu xe địa hình mang tính biểu tượng đặc trưng được ra mắt lần đầu vào năm 1977 tại ...
Để không ngừng thách thức giới hạn và mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, Hyundai đã chính ...
Toyota Hilux 2024 đã đạt một bước tiến đáng chú ý trong công nghệ xe hơi với việc bổ sung hệ ...
Ford Explorer và Volkswagen Teramont đều là những mẫu xe đáng chú ý trong phân khúc SUV cỡ trung. Trong khi ...