Vai trò của lọc gió trên ô tô và các bước vệ sinh đúng cách

Lọc gió ô tô có vai trò quan trọng với quá trình vận hành, chất lượng vệ sinh của không khí được sử dụng trong buồng đốt và không gian xe. Nếu sau một thời gian sử dụng, bị bám bẩn, lọc gió không được vệ sinh hay thay thế kịp thời sẽ khiến hoạt động của xe bị ảnh hưởng lớn, gây ra nhiều hỏng hóc, trục trặc và kém an toàn. Cùng IMATS tìm hiểu về lọc gió trên xe ô tô cũng như cách vệ sinh, thay lọc gió đúng cách!

Cùng IMATS tìm hiểu về lọc gió trên xe ô tô cũng như cách vệ sinh, thay lọc gió đúng cách!
Cùng IMATS tìm hiểu về lọc gió trên xe ô tô cũng như cách vệ sinh, thay lọc gió đúng cách!

1. Lọc gió trên xe ô tô là gì?

Trước hết, cần phân biệt rõ ràng 2 loại lọc gió khác nhau được trang bị trên xe ô tô, đó là lọc gió động cơ buồng đốt thuộc hệ thống động cơ vận hành xe và lọc gió điều hòa máy lạnh trong khoang nội thất của xe.

Ô tô gồm 2 loại lọc gió là lọc gió động cơ buồng đốt thuộc hệ thống động cơ vận hành xe và lọc gió điều hòa máy lạnh trong khoang nội thất của xe
Ô tô gồm 2 loại lọc gió là lọc gió động cơ buồng đốt thuộc hệ thống động cơ vận hành xe và lọc gió điều hòa máy lạnh trong khoang nội thất của xe

1.1. Lọc gió động cơ ô tô

Lọc gió động cơ ô tô (Air filter) thường được lắp đặt trong khoang động cơ, ngay dưới nắp capo. Lọc gió động cơ có vai trò loại bỏ bụi bẩn lẫn trong không khí trước khi lượng không khí này được đưa vào buồng đốt động cơ. Sau một thời gian xe hoạt động, bụi bẩn, hơi ẩm bám vào màng lọc, làm bít tắc lỗ thông khí. Nếu lọc gió động cơ không được vệ sinh, thay thế kịp thời sẽ khiến cho lượng không khí vào động cơ không đủ, gây sai lệch tỉ lệ hỗn hợp không khí và động cơ. Từ đó làm giảm công suất hoạt động của động cơ, gây nóng máy và tạo thành các muội than bám trong buồng đốt.

Lọc gió động cơ ô tô (Air filter) thường được lắp đặt trong khoang động cơ, ngay dưới nắp capo
Lọc gió động cơ ô tô (Air filter) thường được lắp đặt trong khoang động cơ, ngay dưới nắp capo

Các nhà sản xuất xe ô tô khuyến cáo: người dùng nên chú ý vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ hệ thống lọc gió động cơ sau mỗi quãng đường di chuyển 5.000 km của xe, đồng thời thay bộ lọc gió mới sau mỗi quãng đường 20.000 km. Với các dòng xe ô tô đời cũ, thường xuyên phải đi lại trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn thì chủ xe nên vệ sinh lọc gió sau mỗi quãng đường 3.000 - 4.000 km; thay mới sau khi đi được 15.000 km. Hệ thống lọc gió là bộ phận nên được kiểm tra thường xuyên, nếu phát hiện bộ lọc bị rách, ẩm… thì hãy kịp thời thay thế bằng lọc gió mới.

Với các dòng xe ô tô đời cũ, thường xuyên phải đi lại trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn thì chủ xe nên vệ sinh lọc gió động cơ thường xuyên hơn
Với các dòng xe ô tô đời cũ, thường xuyên phải đi lại trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn thì chủ xe nên vệ sinh lọc gió động cơ thường xuyên hơn

1.2. Lọc gió điều hòa trên xe ô tô

Lọc gió hệ thống điều hòa hay còn có tên gọi là lọc Cabin (Cabin Filter) là bộ phận có nhiệm vụ lọc sạch không khí đi từ bên ngoài vào trong khoang nội thất, ngăn cản bụi bẩn, dị vật từ môi trường bên ngoài, thậm chí là ở khoang máy không vào khoang xe. Nhất là ở các dòng ô tô sedan, hệ thống điều hòa luôn được bật, trong quá trình hoạt động lấy gió ngoài, các loại dị vật, bụi bẩn bám vào, tích tụ ở màng lọc làm giảm đi lượng gió và không khí lưu thông từ ngoài vào, điều này rất hại cho hệ thống điều hòa làm mát của xe.

Ngoài ra việc xe hay đỗ ở những nơi nhiều bụi bẩn, côn trùng, không khí ẩm thấp, nhiều nấm mốc sẽ khiến cho khoang nội thất xe bốc mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, cảm giác của lái xe và hành khách. Nhiều thợ kỹ thuật khi thay thế lọc gió điều hòa thường phát hiện có xác côn trùng chết, gián, phân chuột, nấm mốc.... bên trong.

Lọc gió hệ thống điều hòa hay còn có tên gọi là lọc Cabin (Cabin Filter) là bộ phận có nhiệm vụ lọc sạch không khí đi từ bên ngoài vào trong khoang nội thất
Lọc gió hệ thống điều hòa hay còn có tên gọi là lọc Cabin (Cabin Filter) là bộ phận có nhiệm vụ lọc sạch không khí đi từ bên ngoài vào trong khoang nội thất

Người dùng ô tô nên chú ý kiểm tra và vệ sinh lọc gió điều hòa sau khi sử dụng xe với quãng đường khoảng 5.000 km, thay mới sau khi xe di chuyển được 20.000 km. Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện những bất thường ở hệ thống điều hòa như lượng không khí đi qua điều hòa giảm, hệ thống quạt gió có tiếng kêu bất thường,... thì chủ xe nên kiểm tra, vệ sinh hoặc thay thế lọc gió điều hòa.

2. Tác dụng của bộ phận lọc gió trên xe ô tô

Bên cạnh bộ lọc nhiên liệu (lọc xăng, lọc dầu) thì lọc gió trên xe ô tô cũng là bộ phận quan trọng, gây ảnh hưởng tới công suất, lượng nhiên liệu tiêu hao của động cơ.

2.1. Tác dụng của lọc gió động cơ, buồng đốt

Lọc gió động cơ đảm nhận nhiệm vụ lọc không khí và ngăn chặn bụi bẩn đi vào các chi tiết vận hành của động cơ. Sau một thời gian sử dụng, lọc gió động cơ bị bẩn do các hạt bụi dần lấp đầy, gây bít tắc lỗ thông khí của lọc, lượng không khí đi vào động cơ bị giảm xuống, gây ra tình trạng sai lệch hòa trộn giữa nhiên liệu và không khí. 

 

Khi đó, công suất hoạt động của động cơ giảm, làm nóng máy, hao tốn nhiều nhiên liệu và tạo muội than bám đầy trong buồng đốt, ảnh hưởng xấu đến hệ thống đánh lửa, cụ thể ở đây là bugi. Việc tạo muội than, bugi bít tắc khiến động cơ không thể nổ dù đề nhiều lần, xe hay bị rung, giật cục.

 

Ngược lại, nếu lọc gió kém chất lượng, quá hạn sử dụng hoặc rách gãy sẽ khiến cho bụi bẩn tràn vào nhiều trong động cơ và che phủ đầu cảm biến lưu lượng khí nạp. Điều này làm giảm độ nhanh nhạy, gây ra sai số đo lường khiến cho lượng nhiên liệu cung cấp vào buồng động cơ không chính xác, làm động cơ hoạt động bất thường, kém hiệu quả.

Nếu lọc gió động cơ kém chất lượng, quá hạn sử dụng hoặc rách gãy sẽ khiến cho bụi bẩn tràn vào nhiều trong động cơ khiến động cơ hoạt động bất thường
Nếu lọc gió động cơ kém chất lượng, quá hạn sử dụng hoặc rách gãy sẽ khiến cho bụi bẩn tràn vào nhiều trong động cơ khiến động cơ hoạt động bất thường

2.2. Tác dụng của lọc gió điều hòa ô tô

Lọc gió máy lạnh ô tô hay còn có tên gọi là lọc gió cabin, loại lọc gió này chịu trách nhiệm lọc các bụi bẩn trước khi hút không khí vào hệ thống làm lạnh của xe. Thêm vào đó, lọc gió dàn lạnh này còn có khả năng lọc một số khí ô nhiễm, loại lọc gió cao cấp hơn thậm chí còn có thể khử được các mùi khó chịu hoặc lọc tạp chất.

 

Lọc gió điều hòa trên xe ô tô mang tới sự tiện nghi, thoải mái cho người sử dụng. Tuy nhiên sau quá trình sử dụng lâu ngày, lượng cặn bẩn sẽ tích tụ ngày một nhiều, khiến cho hiệu suất lọc giảm đi đáng kể, gây nên nhiều mùi ẩm mốc khó chịu gấp 6 lần so với thông thường. Hệ lụy kéo theo đó là sức khỏe của người đi xe sẽ chịu tác động xấu.

Sử dụng lọc gió điều hòa kém chất lượng có thể khiến sức khỏe của người đi xe sẽ chịu tác động xấu
Sử dụng lọc gió điều hòa kém chất lượng có thể khiến sức khỏe của người đi xe sẽ chịu tác động xấu​

3. Hướng dẫn vệ sinh lọc gió đúng cách

Các hãng xe khuyến cáo: đối với các xe mới, lọc gió động cơ cần được vệ sinh sau mỗi 5.000 km và thay mới hoàn toàn sau mỗi 20.000 km quãng đường di chuyển. Tuy nhiên, nếu bạn mua lại xe cũ, xe đã qua sử dụng thì thời điểm thay lọc gió có thể sớm hơn, căn cứ vào điều kiện hoạt động của xe.

 

Với lọc gió điều hòa, các nhà sản xuất khuyến cáo người dùng nên thay thế sau 20.000 km di chuyển. Nếu xe hoạt động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhiều bụi bẩn, nóng, nồm ẩm liên tục thì thời gian thay thế sẽ ngắn hơn.

3.1. Hướng dẫn vệ sinh và thay lọc gió động cơ ô tô đúng cách

- Căn cứ vào dòng xe và thương liệu lọc gió động cơ mà bạn đang sử dụng, hãy mua một chiếc lọc gió tương tự.

 

- Mở nắp capo ra. Nếu xe bạn vừa mới sử dụng, động cơ vừa vận hành một lúc thì bạn cần phải để máy nghỉ một thời gian rồi mới mở capo ra để tránh bị bỏng bởi nhiệt độ cao sinh ra khi hệ thống động cơ hoạt động.

 

- Xác định vị trí của bộ lọc: Bộ lọc không khí động cơ thường nằm ở vị trí dễ thấy, ngay phía trên động cơ. Ở các dòng xe cũ, các bộ chế hòa khí này thường nằm ẩn bên dưới các miếng che bằng nhựa hoặc kim loại. Ở các dòng xe mới hơn có hệ thống phun xăng điện tử mang một bộ lọc gió hình vuông hoặc hình chữ nhật, nằm ở gần trung tâm, giữa bộ lưới tản nhiệt và động cơ.

 

- Tháo hết ốc và tai gài, nới lỏng các chốt cố định hay khớp để tháo nắp che lọc gió ra. Thực hiện tuần tự với mỗi khớp nối, tránh mạnh tay không để các khớp này bị hỏng. Để riêng nắp ra một vị trí an toàn, dễ thấy để bạn không vô tình dẫm lên nó.
 

- Lấy lọc gió động cơ ra khỏi hộp. Lọc gió động cơ chính là bộ phận có hình vuông hoặc chữ nhật, bằng chất liệu vải cotton, giấy hay nỉ, được bao bọc bên ngoài bằng một lớp nhựa. Sau khi lấy ra, hãy kiểm tra mức độ bám bẩn của các lớp lọc.

Lọc gió động cơ chính là bộ phận có hình vuông hoặc chữ nhật, bằng chất liệu vải cotton, giấy hay nỉ, được bao bọc bên ngoài bằng một lớp nhựa
Lọc gió động cơ chính là bộ phận có hình vuông hoặc chữ nhật, bằng chất liệu vải cotton, giấy hay nỉ, được bao bọc bên ngoài bằng một lớp nhựa

- Lúc này, hãy sử dụng máy xịt khí để thổi bụi bẩn ở các khe lọc ra ngoài, không xịt với áp suất quá cao làm rách màng lọc. Lưu ý, không được giặt bộ lọc gió qua nước, và tránh vệ sinh bằng các vật sắc nhọn gây chọc thủng màng lọc. Nếu lọc gió đã không thể hoạt động do quá bẩn, không thể vệ sinh được thì hãy thay một lọc gió mới để đảm bảo không khí sạch đi vào buồng đốt động cơ.

Sử dụng máy xịt khí để thổi bụi bẩn ở các khe lọc ra ngoài, không xịt với áp suất quá cao làm rách màng lọc
Sử dụng máy xịt khí để thổi bụi bẩn ở các khe lọc ra ngoài, không xịt với áp suất quá cao làm rách màng lọc

-  Dùng khăn sạch lau các bụi bẩn còn sót lại trên lọc gió trước khi lắp lại vị trí như ban đầu. Hãy đảm bảo sao cho các mép lọc gió đều đã vừa khớp với các đường viền cao su khi lắp lại lọc gió. Sau khi đã đặt lọc gió yên vị bên trong hộp, tiếp theo hãy lắp nắp và chốt tuần tự trở lại bằng các mối nối/khớp mà bạn đã mở ra.

 Hãy đảm bảo sao cho các mép lọc gió đều đã vừa khớp với các đường viền cao su khi lắp lại lọc gió
Hãy đảm bảo sao cho các mép lọc gió đều đã vừa khớp với các đường viền cao su khi lắp lại lọc gió

- Kiểm tra lần cuối hoạt động của lọc gió bằng cách khởi động máy đệm ga lớn và kiểm tra cổ góp gió bằng tay xem có không khí hút vào hay không, phòng trường hợp lọc gió bị nghẹt.

3.2. Hướng dẫn vệ sinh và thay lọc gió điều hòa đúng cách

- Ở mỗi dòng xe, lọc gió điều hòa sẽ được lắp đặt ở vị trí đôi chút khác nhau. Có 2 vị trí chính của lọc gió điều hòa là ở phía trước khoang động cơ bên phụ hoặc nằm ở phía trước 2 bên bảng taplo. Khi đã xác định đúng vị trí, hãy mở cốp sau đó tháo các chốt cố định cốp che lọc gió ra.

 

- Ở các dòng xe thông thường, trước tiên bạn cần tháo hộp để đồ ở cốp nằm bên phải của xe. Nắp nhựa hộp hình chữ nhật chứa lọc gió điều hòa cần được gỡ ra bằng cách mở khóa nắp hộp, khóa này có thể ở dạng tai gài hoặc dạng ốc. Sau khi nhấc nắp lọc lên hãy rút nhẹ tấm lọc ra ngoài.

Khi đã xác định đúng vị trí, hãy mở cốp sau đó tháo các chốt cố định cốp che để lấy lọc gió điều hòa ra
Khi đã xác định đúng vị trí, hãy mở cốp sau đó tháo các chốt cố định cốp che để lấy lọc gió điều hòa ra

- Bạn nên sử dụng vòi xịt khí nén, xịt vệ sinh điều hòa xe ô tô đúng cách lần lượt từ trong ra ngoài. Trường hợp nếu không trang bị vòi xịt, bạn có thể vẩy, giũ nhẹ lọc gió, giặt sạch lọc gió với dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Màng lọc gió rất yếu và dễ rách, vỡ nên khi thao tác cần phải thật nhẹ tay. Nếu lọc gió điều hòa đã quá bẩn, hoặc bị rách, không còn sử dụng được thì hãy thay lọc gió mới cho xe.

 

- Sau khi vệ sinh sạch lọc gió, bạn chỉ cần vẩy nhẹ cho tấm lọc văng nước ra, để khô một lát rồi lắp vào vị trí ban đầu ngược với các thao tác đã tháo và cuối cùng đóng nắp hộp lọc gió. Lưu ý: dùng giẻ sạch để nhẹ nhàng lau bụi bẩn bám cặn trong hộp lọc gió trước khi lắp tấm lọc gió đã được vệ sinh sạch sẽ vào.

 

- Bước tiếp theo dùng dung dịch vệ sinh để xịt vào ống gió điều hòa. Tuy nhiên, lưu ý trước khi phun dung dịch, bạn nên mở quạt điều hòa ở chế độ sưởi với công suất tối đa trong thời gian 10 phút. Sau khi nhận thấy hệ thống máy lạnh đã khô ráo, đưa đầu vòi xịt của chai dung dịch ống gió và xịt. 15 phút sau, khởi động lại chế độ sưởi với công suất gió bật tối đa, để cửa xe mở lớn cho thông thoáng.

Trước khi phun dung dịch vệ sinh vào ống gió điều hòa, bạn nên mở quạt điều hòa ở chế độ sưởi với công suất tối đa trong thời gian 10 phút
Trước khi phun dung dịch vệ sinh vào ống gió điều hòa, bạn nên mở quạt điều hòa ở chế độ sưởi với công suất tối đa trong thời gian 10 phút

 

Kinh nghiệm cho thấy bạn nên xịt một lớp khử mùi vào lọc gió của điều hòa xe ô tô trước khi lắp các bộ phận lại vị trí ban đầu. Như thế thì lọc gió khi bắt đầu hoạt động trở lại sẽ tự khử mùi. Hoặc sau khi vệ sinh lọc gió và lắp lại như cũ, hãy phun thêm dung dịch vệ sinh, tắt chế độ lạnh đồng thời mở quạt sưởi khoảng 10 phút rồi tắt máy, dùng vòi xịt 15 phút để dung dịch thấm và làm nhiệm vụ khử vi khuẩn.
 

Lọc gió trên xe ô tô có ý nghĩa quan trọng với hiệu suất vận hành, tuổi thọ của ô tô cũng như sức khỏe của người dùng. Vì vậy, chủ xe cần lưu ý kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng lọc gió đúng hạn theo định kỳ. Bên cạnh đó, chủ xe nên lưu ý sử dụng các loại lọc gió chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo độ bền bỉ, chất lượng vận hành cho các chi tiết máy trong hệ thống động cơ cũng như duy trì tuổi thọ lâu dài cho xe.

Các tin khác

Honda Civic Type R được ca ngợi là một trong những mẫu xe có hiệu suất cao hàng đầu của năm. ...
Suzuki XL7 phiên bản hybrid được sản xuất từ năm 2021 tại Indonesia. Chiếc xe SUV này mang đến sự thoải ...
Bentley Mulliner Batur là mẫu xe hơi hạng sang đắt đỏ đến từ nhà Bentley nước Anh. Với thiết kế sang ...
Khám phá sự hoàn hảo và đẳng cấp với phiên bản thứ 4 của Toyota Alphard. Sự đột phá trong thiết ...
Lada Niva, mẫu xe địa hình mang tính biểu tượng đặc trưng được ra mắt lần đầu vào năm 1977 tại ...
Để không ngừng thách thức giới hạn và mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, Hyundai đã chính ...
Toyota Hilux 2024 đã đạt một bước tiến đáng chú ý trong công nghệ xe hơi với việc bổ sung hệ ...
Ford Explorer và Volkswagen Teramont đều là những mẫu xe đáng chú ý trong phân khúc SUV cỡ trung. Trong khi ...