Vô lăng bị rơ - Làm sao để phát hiện và xử lý kịp thời?

Hiện tượng vô lăng bị rơ có thể sẽ khiến bạn có cảm giác đánh lái không nhạy, kém chính xác, thậm chí có thể trở thành sự kinh hoàng nếu vô lăng ô tô bị rơ nặng trong khi đang tham gia giao thông. Vô lăng bị rơ là gì, nguyên nhân và cách xử lý thế nào, cùng IMATS tìm hiểu ngay!

Vô lăng bị rơ là gì, nguyên nhân và cách xử lý thế nào
Vô lăng bị rơ là gì, nguyên nhân và cách xử lý thế nào

1. Tìm hiểu khái niệm “Độ rơ vành tay lái”. Lý giải vô lăng bị rơ là gì

Độ rơ vành tay lái của xe ô tô là thông số tổng hợp quan trọng thể hiện độ hao mòn của hệ thống lái. Thông số này chính là độ dài cung quay tự do của vô lăng đi từ vị trí tác động lực khiến bánh xe chuyển về một hướng cho đến vị trí tác động khiến cho bánh xe đổi sang hướng ngược lại. Độ rơ vành lái, hay chính là hành trình tự do vành lái bao gồm độ hao mòn của cơ cấu lái, khâu khớp trong dẫn động lái và của hệ thống treo của xe.

 

Vô lăng xe luôn cần phải duy trì giới hạn độ rơ nhất định để đảm bảo an toàn và giúp giảm phản lực xóc tác động từ mặt đường truyền ngược lên vành tay lái. Hành trình tự do vành lái của xe trợ lực dầu có thông số thông thường là 50 mm, với xe không trợ lực đạt 75 mm.

Độ rơ vành tay lái của xe ô tô là thông số tổng hợp quan trọng thể hiện độ hao mòn của hệ thống lái
Độ rơ vành tay lái của xe ô tô là thông số tổng hợp quan trọng thể hiện độ hao mòn của hệ thống lái

Vô lăng bị rơ là tình trạng độ rơ vành tay lái vượt mức bình thường, dẫn đến có độ trễ lớn trong thao tác đánh lái. Điều này khiến việc điều khiển xe bị giảm độ nhanh nhạy, chính xác và cơ động.

 

2. Xác định nguyên nhân vô lăng ô tô bị rơ

Tình trạng vô lăng ô tô bị rơ thường bị bắt gặp ở những xe ô tô đã được sử dụng sau một thời gian dài. Ở những chiếc ô tô cũ này, các khớp nối ở các trục ví dụ như khớp cầu, khớp trục trung gian, trục các đăng lái… đã bị hao mòn, xuống cấp nhiều, khiến cho vô lăng bị rơ, tăng độ trễ trong thao tác điều khiển xe.

Ngoài ra, vô lăng bị rơ còn có thể đến từ nguyên nhân do xe bị va chạm, đâm đụng mạnh làm tổn hại đến hệ thống lái.

Vô lăng bị rơ còn có thể đến từ nguyên nhân do xe bị va chạm, đâm đụng mạnh làm tổn hại đến hệ thống lái
Vô lăng bị rơ còn có thể đến từ nguyên nhân do xe bị va chạm, đâm đụng mạnh làm tổn hại đến hệ thống lái


Hiện tượng vô lăng ô tô bị rơ có thể xảy ngay ra khi đang điều khiển xe di chuyển trên đường, có thể bạn đang xoay vô lăng để chuyển hướng thì đột nhiên phát hiện hệ thống lái xuất hiện vấn đề. Hoặc cũng có thể khi xe đang đứng yên, tài xế thử đánh lái nhưng phát hiện tiếng kêu khác thường và vô lăng có dấu hiệu bị rơ… Để điều khiển xe ô tô di chuyển, đổi hướng theo ý muốn thì hệ thống lái đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu như vô lăng bị rơ thì người lái sẽ khó mà điều khiển được xe một cách an toàn. Điều này vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến va chạm với các phương tiện, chướng ngại vật khác có mặt trên đường hoặc thậm chí xe có thể lao xuống vực mất lái khi đổ đèo. Trong trường hợp xấu nhất, người lái xe nên phanh xe và cho xe dừng hẳn lại, gọi cứu hộ kéo xe về.

Khi độ rơ vành tay lái nhiều, chủ xe cần mang đến các gara để xác định tình trạng và điều chỉnh lại bạc lái vì đây là lỗi khá nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn của chính người lái và những người xung quanh.

Khi độ rơ vành tay lái nhiều, chủ xe cần mang đến các gara để xác định tình trạng và điều chỉnh lại
Khi độ rơ vành tay lái nhiều, chủ xe cần mang đến các gara để xác định tình trạng và điều chỉnh lại

3. Dấu hiệu nhận biết vô lăng bị rơ và cách điều chỉnh

Vậy, đâu là những dấu hiệu nhận biết vô lăng xe ô tô của bạn đã bị rơ và làm cách nào để điều chỉnh vô lăng? IMATS xin đề xuất tới bạn đọc như sau:

3.1. Cách nhận biết vô lăng xe ô tô bị rơ

Với những xe ô tô có hệ thống lái bình thường, khi xe đứng yên và hướng thẳng, vô lăng có độ rơ chỉ từ 10 đến 15 độ về mỗi phía. Để quay vô lăng chỉ cần tác động lực vừa đủ. Nhưng nếu góc quay tự do này lớn hơn chỉ số trên thì hệ thống lái của xe đã bị rơ.

Việc xác định xem vô lăng có bị rơ hay không cần phải được thực hiện khi xe đứng yên, trên một bề mặt phẳng, bánh xe trong trạng thái không xoay, không dịch chuyển. Sử dụng vành rẻ quạt có thang chia độ (có thể kết hợp thêm với lực kế) để kiểm tra hoặc cũng có thể kiểm tra dựa trên cảm nhận trực tiếp của người kiểm tra để đo độ rơ của vành lái.

- B1: Kiểm tra độ căng dây đai dẫn động bơm dầu, mức dầu của bơm dầu và tiến hành điều chỉnh lại nếu cần.

- B2: Nổ máy xe và xoay vô lăng sao cho 2 bánh trước của xe hướng thẳng về phía trước.

- B3: Từ từ xoay vô lăng cho đến khi 2 bánh trước của xe bắt đầu dịch chuyển, sau đó đánh dấu trên thước đo.

- B4: Xoay vô lăng chậm rãi theo hướng ngược lại cho đến khi 2 bánh trước của xe bắt đầu dịch chuyển, tiếp đó đánh dấu trên thước đo.

- B5: Khoảng cách giữa 2 điểm đã dấu trên thước chính là thông số độ rơ vành tay lái. Nếu số đo này vượt khỏi mức quy định thì cần phải kiểm tra và khắc phục sớm nhất.

Độ rơ vành lái của những xe còn tốt khoảng 15° với những xe đã cũ <25°.

Độ rơ vành lái có thể được tính theo độ hoặc mm, tùy theo quy ước của nhà sản xuất.

Độ rơ vành lái có thể được tính theo độ hoặc mm, tùy theo quy ước của nhà sản xuất
Độ rơ vành lái có thể được tính theo độ hoặc mm, tùy theo quy ước của nhà sản xuất

3.2. Cách điều chỉnh độ rơ cho vô lăng xe

Nếu như phát hiện vô lăng bị rơ, bạn nên khắc phục tình trạng này sớm nhất có thể. Không được chủ quan mà bỏ qua những lỗi nhỏ trên ô tô vì nó sẽ ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của bạn khi điều khiển xe. Trước khi tiến hành khắc phục độ rơ vô lăng cần xác định chính xác nguyên nhân khiến vô lăng xe bị rơ. Nếu vô lăng bị rơ do hao mòn các khớp nối ở các trục thì cần phải thay thế ngay rồi mới điều chỉnh độ rơ của vô lăng xe. Để kiểm tra chính xác và xử lý triệt để tình trạng vô lăng xe ô tô bị rơ đòi hỏi cần kinh nghiệm dày dặn, tay nghề tốt cùng nhiều máy móc, thiết bị hỗ trợ. Do đó tốt nhất chủ xe nên đưa xe ô tô của mình đến các garage chính hãng hay xưởng sửa chữa uy tín để khắc phục.

Các chủ xe cũng cần lưu ý, khi đến lịch bảo dưỡng định kỳ của "xế yêu" cần yêu cầu nhân viên kiểm tra toàn bộ hệ thống lái, chú trọng vào các chi tiết như sau:

- Độ khít của tay lái, hệ thống trợ lực tay lái thủy lực, giá đỡ, đăng tay lái. Cần phải khắc phục ngay hoặc thay mới nếu phát hiện bộ phận có phát sinh vấn đề.

- Kiểm tra độ rơ các đăng tay lái, hành trình tự do vành tay lái để điều chỉnh thích hợp nếu vượt ngưỡng bình thường.

- Bổ sung mỡ bôi trơn cho các khớp lái được hoạt động trơn tru, giảm hao mòn đồng thời chỉnh bạc lái phù hợp.

Nếu như phát hiện vô lăng bị rơ, bạn nên khắc phục tình trạng này sớm nhất có thể
Nếu như phát hiện vô lăng bị rơ, bạn nên khắc phục tình trạng này sớm nhất có thể

Tình trạng vô lăng bị rơ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, và sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu phát sinh trong khi người cầm lái đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Để tránh vô lăng bị rơ, chủ xe nên chăm sóc, kiểm tra xe định kỳ đúng theo lịch để đảm bảo hệ thống lái của xe ở trạng thái tốt nhất. Hãy theo dõi IMATS để biết thêm những kinh nghiệm, mẹo an toàn khi lái xe nhé!

Các tin khác

Honda Civic Type R được ca ngợi là một trong những mẫu xe có hiệu suất cao hàng đầu của năm. ...
Suzuki XL7 phiên bản hybrid được sản xuất từ năm 2021 tại Indonesia. Chiếc xe SUV này mang đến sự thoải ...
Bentley Mulliner Batur là mẫu xe hơi hạng sang đắt đỏ đến từ nhà Bentley nước Anh. Với thiết kế sang ...
Khám phá sự hoàn hảo và đẳng cấp với phiên bản thứ 4 của Toyota Alphard. Sự đột phá trong thiết ...
Lada Niva, mẫu xe địa hình mang tính biểu tượng đặc trưng được ra mắt lần đầu vào năm 1977 tại ...
Để không ngừng thách thức giới hạn và mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, Hyundai đã chính ...
Toyota Hilux 2024 đã đạt một bước tiến đáng chú ý trong công nghệ xe hơi với việc bổ sung hệ ...
Ford Explorer và Volkswagen Teramont đều là những mẫu xe đáng chú ý trong phân khúc SUV cỡ trung. Trong khi ...