Vô lăng là gì - Những kiến thức quan trọng cho người mới

Để có thể điều khiển xe ô tô di chuyển đúng cách, an toàn thì không thể nào thiếu bộ phận vô lăng ô tô. Nhưng liệu bạn đã biết cách sử dụng vô lăng đúng kỹ thuật hay chưa? Cùng IMATS tìm hiểu ngay vô lăng là gì, cách cầm và thao tác đánh vô lăng an toàn trong bài viết sau.

Vô lăng là gì? Để có thể điều khiển xe ô tô di chuyển đúng cách, an toàn thì không thể nào thiếu bộ phận vô lăng ô tô
Vô lăng là gì? Để có thể điều khiển xe ô tô di chuyển đúng cách, an toàn thì không thể nào thiếu bộ phận vô lăng ô tô

1. Tìm hiểu khái niệm vô lăng là gì

Vô lăng là gì? Vô lăng ô tô là bộ phận thuộc hệ thống điều khiển xe, có công dụng giúp tài xế dễ dàng điều chỉnh hướng đi của xe khi vận hành, di chuyển trên đường đồng thời thực hiện một số thao tác đơn giản khác với các nút bấm chức năng tích hợp.

Vô lăng giúp thực hiện chuyển đổi các thao tác quay tay lái của tài xế thành chuyển động xoay bánh trước của xe nhằm thực hiện cua rẽ, quay đầu, lùi xe, đỗ xe,... thông qua hệ thống trục lái và cơ cấu lái. Ngoài chức năng chính là đánh lái khi chuyển hướng, vô lăng còn được tích hợp với các tính năng hiện đại qua các nút bấm đơn giản. Cách bố trí này nhằm giảm thiểu sự mất tập trung cũng như giảm tần suất người cầm lái phải rời tay khỏi vô lăng để thực hiện các thao tác khác.

Vô lăng giúp thực hiện chuyển đổi các thao tác quay tay lái của tài xế thành chuyển động xoay bánh trước của xe thông qua hệ thống trục lái và cơ cấu lái
Vô lăng giúp thực hiện chuyển đổi các thao tác quay tay lái của tài xế thành chuyển động xoay bánh trước của xe thông qua hệ thống trục lái và cơ cấu lái

Trước khi ô tô ra đời, ngành công nghiệp đóng tàu đã rất phát triển, trên các tàu thuyền đã sử dụng bánh lái để điều khiển, những chiếc vô lăng ô tô đầu tiên được thiết kế dựa trên bánh lái thuyền, tàu. Người lái xe thường chuyển hướng bằng cách đẩy cần điều khiển cần sang chiều ngược lại. Những chiếc vô lăng nghiêng này bộc lộ nhiều nhược điểm khi xe đi ở tốc độ cao hoặc người lái muốn chuyển hướng gấp. Đến năm 1894, lần đầu tiên có vô lăng xe ô tô hình tròn do Alfred Vacheron sáng chế và giới thiệu. Ngày nay, khi trả lời câu hỏi “Vô lăng là gì?”, người ta cũng sẽ nghĩ ngay tới bánh lái với hình dạng chính là hình tròn, đây cũng chính là bộ phận quan trọng, không thể thiếu trên một chiếc ô tô.

Những chiếc vô lăng nghiêng này bộc lộ nhiều nhược điểm khi xe đi ở tốc độ cao hoặc người lái muốn chuyển hướng gấp
Những chiếc vô lăng nghiêng này bộc lộ nhiều nhược điểm khi xe đi ở tốc độ cao hoặc người lái muốn chuyển hướng gấp

Những vô lăng đời đầu thường sử dụng chất liệu gỗ, kim loại. Ngày nay, công suất hoạt động của động cơ ô tô lớn, xe di chuyển với tốc độ cao đòi hỏi vô lăng xe ô tô phải có độ bền cao để giữ an toàn. Vì thế vô lăng xe ô tô ngày nay được làm từ bằng hợp kim nhôm hoặc magie, bọc da hoặc carbon để tăng độ bám với tay người lái, chống trơn trượt.

 

Từng quốc gia sẽ có quy ước về vô lăng khác nhau, vô lăng sẽ được đặt bên phải hoặc bên trái sao cho phù hợp với chiều lái xe (trái hoặc phải), nhằm giúp cho người lái có được tầm quan sát thoáng, tốt nhất. Thông thường, những quốc gia quy định lái xe bên phải đường sẽ sử dụng ô tô có vô lăng nằm bên trái và ngược lại.

Từng quốc gia sẽ có quy ước về vô lăng khác nhau, vô lăng sẽ được đặt bên phải hoặc bên trái sao cho phù hợp với chiều lái xe
Từng quốc gia sẽ có quy ước về vô lăng khác nhau, vô lăng sẽ được đặt bên phải hoặc bên trái sao cho phù hợp với chiều lái xe

2. Cách cầm vô lăng khi lái xe sao cho đúng

Sau khi hiểu được vô lăng là gì, người lái xe cần biết cách cầm vô lăng khi lái xe sao cho đúng cách bởi đây là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với mọi người lái xe. Việc cầm và sử dụng vô lăng đúng cách không chỉ giúp người cầm lái có thể điều khiển xe thoải mái, tự tin nhất mà còn khiến tài xế có thể kịp thời xử lý những tình huống bất ngờ.

Cách cầm vô lăng khi lái xe đúng chuẩn là tay trái để ở vị trí 9 giờ trong khi tay phải ở vị trí 3 giờ. Không nên nắm vô lăng quá chặt và cũng không nên nắm quá lỏng. Cách đặt các ngón tay trên vô lăng đúng cách, dễ thao tác là hai ngón cái tỳ theo vành vô lăng, các ngón còn lại nắm hờ phía dưới. Thêm vào đó, cách cầm này còn giúp người cầm lái cảm nhận rõ được phản lực từ mặt đường qua vô lăng. Nếu rơi vào tình huống bất ngờ, bạn cũng không sợ bị vặn cổ tay vì ngón tay cái không móc vào trong vô lăng.

Cách cầm vô lăng khi lái xe đúng chuẩn là tay trái để ở vị trí 9 giờ trong khi tay phải ở vị trí 3 giờ
Cách cầm vô lăng khi lái xe đúng chuẩn là tay trái để ở vị trí 9 giờ trong khi tay phải ở vị trí 3 giờ

Duy trì khoảng cách vừa đủ từ vai đến vô lăng, không được quá xa hoặc quá gần. Nếu vai đặt quá xa vô lăng, người lái sẽ cầm vô lăng không đủ chắc chắn, gặp khó khăn khi cần phải vần vô lăng nhiều vòng. Nếu vai quá gần vô lăng sẽ không đủ không gian thao tác, hạn chế phạm vi hoạt động của tay. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên cho tư thế cầm tay lái xe ô tô chuẩn nhất là khuỷu tay tạo thành góc khoảng 120 độ. Khoảng cách từ vai đến vô lăng xe để thoải mái cho hoạt động là khoảng 25 – 30 cm.

Sau khi ngồi đúng tư thế chuẩn, người điều khiển xe cần thả lỏng vai và cánh tay, tránh tê mỏi, cứng cơ khi phải lái xe trong thời gian dài mà vẫn dễ dàng điều khiển tay lái trong mọi tình huống. Nếu không may xe xảy ra va chạm mạnh, cách cầm vô lăng đúng chuẩn này còn giúp tạo ra góc rộng nhất để hệ thống túi khí bung ra, căng phồng, giúp bảo vệ bộ phận đầu và phần ngực của người lái, hạn chế tổn thương đến tay.

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên cho tư thế cầm tay lái xe ô tô chuẩn nhất là khuỷu tay tạo thành góc khoảng 120 độ
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên cho tư thế cầm tay lái xe ô tô chuẩn nhất là khuỷu tay tạo thành góc khoảng 120 độ

Người lái lưu ý tránh đặt tay ở vị trí cao, vì nếu xảy ra va chạm, hệ thống túi khí được kích hoạt và bung ra rất mạnh. Nếu đặt tay lên vô lăng sai cách trong trường hợp này có thể khiến người lái bị thương nặng hơn.

Cách xử lý, khắc phục khi vô lăng ô tô gặp lỗi

Sau một thời gian sử dụng, vô lăng xe ô tô có thể sẽ xuất hiện một số lỗi bất thường như bị lệch hoặc phát ra tiếng kêu khi quay. Nếu không thể mang xe đi kiểm tra ngay lúc đó, người dùng có thể xử lý tạm thời bằng cách chỉnh lại vô lăng ô tô như sau:

  • Nếu phát hiện vô lăng bị lệch: Đầu tiên cần đánh lái đưa 2 bánh xe về trạng thái đứng thẳng sau đó tắt máy. Tiếp đó, tháo túi khí, dùng ống điếu để vặn ốc dưới túi khí rồi rút vô lăng ra khỏi trục. Sau đó lắp lại vô lăng trở lại, chọn đúng khía để đưa vô lăng về lại cân bằng.

  • Nếu vô lăng có tiếng kêu lạ: Nguyên nhân có thể là do dây đai trợ lực gặp vấn đề. Lỗi này người lái không thể tự xử lý tại nhà được nên cần mang xe đến gara để các thợ có tay nghề khắc phục.

    Sau một thời gian sử dụng, vô lăng xe ô tô có thể sẽ xuất hiện một số lỗi bất thường như bị lệch hoặc phát ra tiếng kêu khi quay, cần khắc phục kịp thời
    Sau một thời gian sử dụng, vô lăng xe ô tô có thể sẽ xuất hiện một số lỗi bất thường như bị lệch hoặc phát ra tiếng kêu khi quay, cần khắc phục kịp thời

3. Làm thế nào để đánh vô lăng an toàn?

Khi người lái xe muốn đổi hướng di chuyển của xe về đâu thì phải quay vô lăng theo hướng đó. Mức độ quay vô lăng xe ô tô sẽ phụ thuộc vào mức chuyển hướng mà lái xe yêu cầu. Sau đây là một số kỹ thuật đánh vô lăng an toàn mà các tay lái nên nắm rõ, đặc biệt là những tay lái mới. 

3.1. Thao tác đánh vô lăng an toàn với một tay

Đây là kỹ thuật đánh lái mà người lái điều khiển vô lăng chỉ với tay phải hoặc tay trái. Trước tiên, người lái xe cần xác định vị trí cao nhất của vô lăng xe ô tô và đặt tay lên đó, sau đó nới lỏng tay cầm và điều chỉnh vô lăng sang phải xuống điểm thấp nhất. Khi nhận thấy ô tô đã chuyển hướng thành công như mong muốn, người lái xe cần xoay dần vô lăng lên trên và trở lại cầm vô lăng như bình thường. Để thực hiện được thao tác đánh vô lăng an toàn bằng một tay, người cầm lái phải có kỹ thuật tốt. Vì thế, những người mới nên phối hợp cả hai tay để đánh và trả vô lăng ô tô nhằm đảm bảo an toàn.

Để thực hiện được thao tác đánh vô lăng an toàn bằng một tay, người cầm lái phải có kỹ thuật tốt
Để thực hiện được thao tác đánh vô lăng an toàn bằng một tay, người cầm lái phải có kỹ thuật tốt

3.2. Đánh lái theo kiểu kéo đẩy

Trong cách đánh lái kiểu kéo đẩy, người điều khiển cũng sẽ bắt đầu từ vị trí cầm lái chuẩn, sau đó xoay vô lăng cùng chiều về hướng di chuyển mong muốn. Ví dụ khi muốn rẽ trái, người lái xe thực hiện các bước đánh vô lăng an toàn như sau:

- Đặt cả tay trái và tay phải tại vị trí 12h của vô lăng

- Tay trái xoay vô lăng ngược chiều kim đồng hồ để đưa vô lăng về điểm thấp nhất, trong khi tay phải vẫn nắm hờ bên phải

- Tiếp đó, tay phải đặt vào vị trí 6h, xoay ngược chiều kim đồng hồ để trả về vị trí 12h

- Tiếp tục thao tác cho tới khi chuyển hướng thành công

Nếu muốn đánh lái về bên phải, người lái có thể thực hiện theo các bước tương tự nhưng với bên ngược lại. Đánh lái kéo đẩy là kỹ thuật thường sử dụng khi xe di chuyển ở tốc độ cao. Cách đánh tay lái này mang lại ưu điểm đánh lái mượt mà, phạm vị thao tác tay linh hoạt giúp người lái định hướng chính xác, có thể kịp thời xử lý các tình huống bất ngờ.

Đánh lái về bên phải theo kỹ thuật kéo đẩy
Đánh lái về bên phải theo kỹ thuật kéo đẩy

3.3. Đánh vô lăng với kỹ thuật bắt chéo tay

Đánh vô lăng với kỹ thuật bắt chéo tay mang lại lợi ích là giúp người điều khiển xe có thể đánh lái trong thời gian ngắn hơn, với góc đánh lái lớn, nhưng chỉ nên sử dụng khi chuyển hướng xe tại nơi có diện tích nhỏ, tốc độ xe di chuyển không nhanh. Thêm vào đó, kỹ thuật đánh lái bắt chéo tay sẽ giúp tay lái có thể lái nhẹ nhàng hơn khi sử dụng các loại xe có vô lăng nặng. 

 
Đánh vô lăng với kỹ thuật bắt chéo tay chỉ nên được sử dụng khi chuyển hướng xe tại nơi có diện tích nhỏ, tốc độ xe di chuyển không nhanh
Đánh vô lăng với kỹ thuật bắt chéo tay chỉ nên được sử dụng khi chuyển hướng xe tại nơi có diện tích nhỏ, tốc độ xe di chuyển không nhanh

Kỹ thuật đánh lái bắt chéo tay được thực hiện tương tự như cách đánh lái kéo đẩy nhưng điểm khác biệt là vị trí phối hợp giữa hai tay sẽ không trùng nhau mà đan nhau tạo thành hình chữ X. Ví dụ khi người điều khiển muốn rẽ trái, các thao tác thực hiện đánh vô lăng an toàn như sau:

  • Đặt tay theo vị trí chuẩn: tay trái và tay phải lần lượt ở góc 9h và 3h

  • Hai tay cùng đẩy vô lăng xoay vòng về bên trái

  • Khi tay trái xoay tới vị trí 8h thì nhấc tay trái đặt lên vị trí 1h hoặc 12h

  • Tiếp tục thao tác kéo vô lăng xuống và bắt chéo tay cho đến khi xe chuyển hướng như ý

Kỹ thuật quay vô lăng này là tập hợp của các chuyển động kéo đẩy nối tiếp nhau được thực hiện một cách tuần tự. Nếu người cầm lái biết cách làm chủ được tay lái và tốc độ xe khi xe vào cua thì có thể đặt tay lệch một chút so với quy chuẩn. Nếu lái xe có thể tính toán được góc quay vô lăng cần thiết thì nên linh hoạt chọn vị trí đặt của 2 tay sao cho hợp lý.

Những bước xoay vô lăng này dành cho những tay lái có kỹ thuật tốt, cả hai tay đều phải thao tác nhanh gọn và chính xác. Tuyệt đối không được để tay lái trôi tự do trong khi đánh lái.

 

Một số lưu ý để đánh lái vô lăng an toàn khi muốn chuyển hướng xe

  • Không nên quay vô lăng khi xe đang dừng, bánh xe đang chững không quay (hay còn gọi là đánh lái chết) vì có thể gây hại lốp xe và ảnh hưởng đến hệ thống lái, hoặc dễ gây mất phương hướng khi bánh xe chuyển động lại. 

  • Hạn chế đánh hết lái, nếu bắt buộc phải đánh hết lái thì cũng không nên quay vô lăng với lực quá mạnh và không ghì chặt quá lâu. Khi thấy vừa đánh hết lái thì hãy trả lái lại một chút.

  • Không nên đánh lái mạnh khi xe đang đậu sát mép vỉa hè, vì có thể làm ép lốp xe hoặc bị mép vỉa hè chém vào gây hư hại.

  • Không được thả cả 2 tay khỏi vô lăng trong khi đang lái xe, dù trong bất kỳ trường hợp nào.

Không nên quay vô lăng khi xe đang dừng, bánh xe đang chững không quay
Không nên quay vô lăng khi xe đang dừng, bánh xe đang chững không quay

Như vậy, bài viết đã trả lời khá đầy đủ thông tin cho câu hỏi “Vô lăng là gì?”. Theo nhu cầu phát triển, vô lăng ô tô ngày càng được cải tiến, nâng cấp hiện đại hơn để hỗ trợ đắc lực cho người lái. Đây là bộ phận quan trọng không chỉ giúp cho người lái có thể điều khiển xe di chuyển theo ý muốn mà còn trang bị nhiều tính năng ưu việt và tiện lợi. Đừng quên theo dõi các thông tin mới, bổ ích về ô tô, được cập nhật thường xuyên từ IMATS nhé!

Các tin khác

Honda Civic Type R được ca ngợi là một trong những mẫu xe có hiệu suất cao hàng đầu của năm. ...
Suzuki XL7 phiên bản hybrid được sản xuất từ năm 2021 tại Indonesia. Chiếc xe SUV này mang đến sự thoải ...
Bentley Mulliner Batur là mẫu xe hơi hạng sang đắt đỏ đến từ nhà Bentley nước Anh. Với thiết kế sang ...
Khám phá sự hoàn hảo và đẳng cấp với phiên bản thứ 4 của Toyota Alphard. Sự đột phá trong thiết ...
Lada Niva, mẫu xe địa hình mang tính biểu tượng đặc trưng được ra mắt lần đầu vào năm 1977 tại ...
Để không ngừng thách thức giới hạn và mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, Hyundai đã chính ...
Toyota Hilux 2024 đã đạt một bước tiến đáng chú ý trong công nghệ xe hơi với việc bổ sung hệ ...
Ford Explorer và Volkswagen Teramont đều là những mẫu xe đáng chú ý trong phân khúc SUV cỡ trung. Trong khi ...