Hệ thống túi khí ô tô có cấu tạo ra sao? Được lắp đặt ở đâu trên xe?
Hệ thống túi khí ô tô là một thiết bị thụ động được trang bị nhằm mục đích hạn chế các va đập khi xảy ra va chạm, tai nạn, đảm bảo an toàn cho người trên xe. Đây cũng là một trong những trang bị an toàn quan trọng nhất và bắt buộc phải có trên hầu hết các loại xe ô tô hiện nay. Vậy thì hãy cùng IMATS Việt Nam khám phá những thông tin về cấu tạo và cơ chế hoạt động của hệ thống túi khí ô tô qua bài viết dưới đây.
1. Cấu tạo của hệ thống túi khí trên ôtô
1.1. Cấu tạo túi khí ô tô bao gồm:
Cấu tạo hệ thống túi khí bao gồm 3 bộ phận chính là: Hệ thống cảm biến, bộ phận kích nổ và túi khí.
Hệ thống cảm biến: Trên ô tô, hệ thống cảm biến sẽ bao gồm: cảm biến gia tốc, cảm biến áp suất sườn, cảm biến va chạm, cảm biến áp suất phanh, cảm biến trên ghế, con quay hồi chuyển. Toàn bộ hệ thống này sẽ liên kết chặt chẽ với bộ điều khiển túi khí. Ngay khi phát hiện có va chạm, toàn bộ các cảm biến sẽ được kích hoạt đồng thời để triển khai túi khí hoạt động. Từ đó, hành khách và người lái đều sẽ được bảo vệ.
Bộ phận kích nổ: Bộ phận này đóng vai trò bơm khí vào túi khí để làm phồng phần bên trong cũng như kích nổ khi nhận thấy coc va chạm xảy xa giúp đảm bảo an toàn cho người lái.
Túi khí: Đa số trên các xe đều có túi khí ở phía trước bảng điều khiển xe và dọc bên hông xe để có thể nạp khí khi xảy ra va chạm và tạo hệ thống đệm cho người ngồi bên trong xe đảm bảo người đó không bị văng ra. Các túi khí này sẽ được may bằng các loại vải có chất lượng cao, đảm bảo độ co giãn và độ bền tốt. Người ta sẽ nén và giữ các túi khí này vào những khu vực nhỏ, quang trọng.
1.2. Cơ chế hoạt động của hệ thống túi khí:
Về cơ chế hoạt động của hệ thống túi khí trên ô tô, người ta sẽ chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, hệ thống điều khiển túi khí chính (được gọi tắc là ACU) giữ vai trò điều khiển hoạt động của các hệ thống cảm biến như: cảm biến gia tốc, cảm biến áp suất sườn, cảm biến va chạm, cảm biến áp suất phanh, cảm biến trên ghế,... từ đó xác định mức độ va chạm. Sau đó, cảm biến này sẽ gửi các tín hiệu này đến bộ phận điều khiển túi khí, phân tích dữ liệu để có thể điều khiển túi khí hoạt động cũng như các tính năng an toàn khác như khóa khóa dây an toàn hay khóa cửa tự động. Khi nhận thấy mức độ này vượt quá giá trị cực đại cho phép của cảm biến trung tâm thì ngòi nổ trong bộ thổi túi khí sẽ bị đánh lửa.
Giai đoạn 2: Khi bộ phận điều khiển đã xác định xảy ra sự cố va chạm, tín hiệu sẽ trực tiếp gửi đến máy thổi phồng. Ngòi nổ gồm một dây dẫn điện được bọc bằng vật liệu dễ cháy sẽ sản sinh ra một dòng điện với cường độ từ 1A đến 3A trong khoản thời gian dưới 2 mili giây để đốt chất mồi lửa rồi tạo ra một lượng khí lớn trong thời gian ngắn. Nhờ thế, túi khí sẽ được bơm căng để tạo một lớp đệm giảm thiểu tác động của những va đập.
Giai đoạn 3: Lượng khí rất lớn được nén trong thể tích nhỏ thế nên khi túi khí bung ra, vận tốc sẽ cực lớn lên đến 300km/h. Sau khi hoạt động xong, túi khí sẽ tự xẹp xuống. Toàn bộ quá trình hoạt động này chỉ diễn ra trong một chớp mắt vơi với thời gian chỉ khoảng 100 mili giây nên người trên xe thường không nhận ra được rằng túi khí trên xe đã bung ra.
2. Các vị trí lắp đặt của hệ thống túi khí trên ô tô:
Thông thường các vị trí lắp đặt hệ thống túi khí trên ô tô sẽ được kí hiệu là SRS và thường bao gồm một số vị trí như sau:
Túi khí phía trước vị trí ngồi của người lái và hành khách: Túi khí ở vị trí này sẽ được kích hoạt khi nhận thấy có va chạm mạnh ở phía trước hoặc phạm vi góc đâm 30 độ tính về cả 2 bên. Khi mức độ va đập phía trước có mức độ vượt quá vận tốc 20 - 25km/h, va chạm vào các vật thể và không biến dạng thì thiết bị sẽ được kích nổ. Trong trường hợp, các vật thể di chuyển như các xe đang đổ, gầm xe tải hay các vật nằm dưới sàn xe, mũi xe thì vận tốc để kích nổ sẽ có giới hạn lớn hơn.
Túi khí 2 bên sườn xe: Loại này sẽ bao gồm túi khí bên trái, bên phải và túi khí bên trên (túi khí rèm). Khi chịu tác động từ hai bên thân xe, khi nhiệt độ trong xe đạt trên 150 độ C túi khí sẽ tự động được kích hoạt và bung ra. Trường hợp này được xem là trường hợp tự hủy của túi khí. Túi khí này có thể sẽ không nổ nếu xe bị va chạm ở chính diện hoặc các trường hợp bị lật, tác động chéo vào hai bên nhưng không ảnh hưởng đến khoang hành khách.
Ngoài ra, hiện nay trên những loại xe khác nhau còn các các hệ thống túi khí khác như: túi khí đầu gối để bảo vệ chi dưới hay túi khí thắt dây an toàn để bảo vệ phần ngực. Một số loại túi khí khác có thể kể đến: túi khí trung tâm, túi khí trên trần xe, túi khí đệm ghế, túi khí kính chắn gió sau… Tất cả các loại túi khí này đều nhằm mục đích giảm thiểu tác động do các va chạm gây ra, tăng sự an toàn khi tham gia giao thông.
3. Khi túi khí hoạt động, bạn cần lưu ý những điều gì?
Dẫu hệ thống túi khí là một trong những thiết bị hỗ trợ an toàn, tuy nhiên, trong khi sử dụng, người sử dụng cần lưu ý một số điểm dưới đây để có thể đảm bảo sự an toàn, tránh những tai nạn không đáng có cũng như giúp túi khí hoạt động hiệu quả nhất:
Không nên chạm vào các bộ phận bên trong túi khí sau khi nổ. Bởi vì, khi được kích nổ túi khí sẽ tỏa ra nhiệt lượng rất lớn, sẽ gây bỏng nếu hành khách không cẩn thận chạm vào. Vậy nên, sau khi túi khí đã bung ra, người dùng nên tránh đi và hạn chế chạm vào các bộ phận đó.
Không nên để trẻ dưới 12 tuổi ngồi ở hàng ghế phía trước. Vì khi xảy ra va chạm, hệ thống đai không đủ lực kéo để hoạt động trong khi đó, lực được tạo ra khi túi khí nổ là rất mạnh có thể gây ra chấn thương nặng cho trẻ. Vậy nên, vị trí dành cho trẻ em nên là hàng ghế phía sau ngay sau ghế lái và nên sử dụng ghế an toàn nếu trẻ dưới 5 tuổi.
Trên đây là những thông tin về hệ thống túi khí cũng như những lưu ý khi sử dụng hệ thống túi khí mà ai cũng nên bỏ túi để tránh các tai nạn không đáng có cũng như sử dụng túi khí an toàn hơn. Nhìn chung, túi khí là một bộ phận khá quan trọng giúp đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển đặc biệt là khi xảy ra những va chạm đáng tiếc. Hy vọng rằng, những kiến thức này có thể giúp ích cho quý khách hàng. Ngoài ra, không quên ghé qua website IMATS Việt Nam để có thể cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích và cập nhất về ô tô