Tìm hiểu dầu bôi trơn và lý do tại sao phải thay dầu bôi trơn định kỳ

Việc thay dầu bôi trơn định định kỳ cho xe là một việc vô cùng quan trọng đối với động cơ ô tô. Mặc dù vậy, có nhiều người hay bỏ qua công việc đó, khiến xe dễ gặp vấn đề trong quá trình sử dụng. Vậy tại sao phải thay dầu bôi trơn định kỳ? Trên thực tế, việc thay dầu bôi trơn định kỳ là việc bất cứ chủ ô tô nào cũng cần quan tâm. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng, độ an toàn cho ô tô của bạn. Cùng IMATS tìm hiểu kỹ hơn ngay trong bài viết sau.

Thay dầu bôi trơn định định kỳ cho là một việc vô cùng quan trọng đối với động cơ ô tô
Thay dầu bôi trơn định định kỳ cho là một việc vô cùng quan trọng đối với động cơ ô tô

1. Giải đáp cho câu hỏi tại sao phải thay dầu bôi trơn định kỳ

Không ít người vẫn chưa có được lời giải đáp cho câu hỏi tại sao phải thay dầu bôi trơn định kỳ và còn khá chủ quan trong vấn đề quan trọng này. Trước hết, dầu bôi trơn hay còn được gọi là dầu nhớt, sau khi được sử dụng một thời gian trong điều kiện khắc nghiệt và thường xuyên chịu nhiệt độ cao, nó sẽ bẻ gãy các phân tử dầu trong động cơ. Khi đó, dầu sẽ dễ bị oxi hóa, dẫn đến bị giảm chất lượng và giảm khả năng bôi trơn của dầu. Điều này đồng thời sẽ khiến dầu mất đi tính chất ban đầu và không thể làm tốt được nhiệm vụ của mình nữa.

Sau một thời gian sử dụng, dầu bôi trơn bị giảm chất lượng và giảm khả năng bôi trơn
Sau một thời gian sử dụng, dầu bôi trơn bị giảm chất lượng và giảm khả năng bôi trơn

Bên cạnh đó, khi động cơ xe hoạt động, ma sát giữa các bộ phận kim loại sẽ tạo ra nhiều muội và bụi kim loại. Những hạt bụi li ti này sẽ khiến cho dầu trở nên đặc dần và gây cản trở, khiến một vài vị trí quan trọng của động cơ bị kẹt lại, không thể chuyển động. Điều này tạo ra tình trạng chết máy hoặc nóng máy. Và dĩ nhiên nếu việc này kéo dài, lặp đi lặp lại thì chiếc xe của bạn rất dễ hỏng động cơ và gây ảnh hưởng không chỉ đến thời gian, kinh phí sửa chữa mà còn ảnh hưởng đến độ an toàn của người sử dụng xe.

2. Nguyên nhân khiến cho dầu bôi trơn bị nóng lên

Nguyên nhân khiến cho dầu bôi trơn bị nóng lên chính là do các chi tiết của động cơ ma sát với nhau tạo ra nhiệt. Trong khi đó, dầu bôi trơn có tác dụng chính là chất bôi trơn bề mặt giúp giảm ma sát và làm mát các chi tiết máy. Trong quá trình hỗ trợ mọi hoạt động của động cơ, các chi tiết máy khác gần phía buồng đốt của động cơ, dầu bôi trơn sẽ thu nhiệt từ buồng đốt. Chính vì vậy các động cơ khi hoạt động với công suất lớn, liên tục trong một thời gian cần phải có hệ thống giúp làm mát dầu bôi trơn. Đây cũng chính là lý do quan trọng dẫn đến việc thay dầu bôi trơn định kỳ, thường xuyên trở nên cực kỳ quan trọng. Dầu bôi trơn cũng được phân làm nhiều loại, mỗi loại mang một đặc điểm khác nhau. Song nhiệm vụ của chúng cũng khá giống nhau là đều giúp hỗ trợ hoạt động của động cơ trơn tru hơn và làm mát động cơ. Nếu bạn lựa chọn được cho chiếc xe của mình một loại dầu bôi trơn tốt sẽ giúp cho việc vận hành của xế yêu trở nên trơn tru và an toàn hơn rất nhiều.

Các chi tiết của động cơ ma sát với nhau sinh nhiệt làm dầu bôi trơn bị nóng lên
Các chi tiết của động cơ ma sát với nhau sinh nhiệt làm dầu bôi trơn bị nóng lên

2.1. Hệ thống bôi trơn được phân loại thế nào?

Vậy hệ thống bôi trơn được phân loại thế nào? Công dụng của dầu bôi trơn đã cho ta thấy chúng đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với các động cơ. Mỗi loại hệ thống bôi trơn sẽ mang những cách hoạt động và đặc điểm khác nhau. Dầu bôi trơn có tương đối nhiều loại, nhưng thường thì hệ thống bôi trơn này được chia làm 3 loại:

- Bôi trơn động cơ bằng cách pha dầu vào nhiên liệu: Bôi trơn động cơ bằng cách pha dầu vào nhiên liệu là phương pháp thường được áp dụng cho động cơ xăng hai kỳ có cửa nạp và xả, cửa thổi trên xi lanh và các te chứa hòa khí. Dầu bôi trơn được pha trộn dựa theo tỷ lệ 1/20 - 1/25. Ngoài ra có thể trộn theo các cách khác nhau ví dụ như: xăng, dầu bôi trơn được trộn vào với nhau trước khi đổ vào bình; dùng bơm phun dầu phun trực tiếp vào ống khuếch tán. Cách làm này sẽ giúp cho động cơ cải thiện hoạt động và khiến gia tăng tuổi thọ cho động cơ.

Động cơ 2 kỳ thường bôi trơn bằng cách pha dầu vào nhiên liệu
Động cơ 2 kỳ thường bôi trơn bằng cách pha dầu vào nhiên liệu

- Bôi trơn động cơ bằng vung té các chi tiết như trục khuỷu, bánh răng, thanh chuyền và một vài chi tiết máy khác trong động cơ. Trong suốt quá trình làm việc, các bộ phận này sẽ té dầu lên bề mặt của các chi tiết cần thiết như xilanh, các cam, các te,… Không những vậy, một phần dầu bị vung ra đó sẽ ở dạng sương mù có thể sẽ rơi vào trong các khe, rãnh của một vài chi tiết máy khác cũng cần bôi trơn như đầu nhỏ của thanh chuyền. Vì thế, phương pháp bôi trơn động cơ bằng vùng té thường được sử dụng khá phổ biến. Đây cũng là một cách thức khá đơn giản, nhưng phức tạp hơn một chút so với cách thức pha dầu vào nhiên liệu phía trên. Do đó, phương pháp này chỉ sử dụng cho các động cơ có công suất nhỏ như máy bơm nước hoặc thuyền máy,...

Phương pháp bôi trơn động cơ bằng vùng té thường được sử dụng khá nhiều
Phương pháp bôi trơn động cơ bằng vùng té thường được sử dụng khá nhiều

- Bôi trơn động cơ bằng cách cưỡng bức: Ở phương pháp bôi trơn động cơ bằng cách cưỡng bức thì dầu bôi trơn luôn được vận động tuần hoàn trong áp suất ổn định, khoảng 0,1 - 0,04MN/m2 để đến nơi các bề mặt có ma sát. Hệ thống bôi trơn này có cấu tạo có phần phức tạp, tuy nhiên lại có ưu điểm hơn các hình thức khác. Bởi lẽ nó có khả năng điều chỉnh được lượng dầu và cho phép vệ sinh bề mặt ma sát dễ dàng. Bên cạnh đó, phương pháp này sẽ mang tới hiệu quả tốt hơn trong quá trình sử dụng. Bôi trơn động cơ cưỡng bức, hay còn được nói theo cách khác là bôi trơn bằng cách tạo áp suất lên dầu thường được sử dụng cho các động cơ có cấu tạo đặc biệt và dầu không có ở các te mà thay vào đó sẽ được để ở thùng khác. Vì vậy, một khi bạn hiểu rõ được công dụng thực tế của nó, bạn sẽ có thể bảo đảm hiệu quả chất lượng động cơ của mình.

Phương pháp bôi trơn động cơ bằng cách cưỡng bức này sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn trong quá trình sử dụng
Phương pháp bôi trơn động cơ bằng cách cưỡng bức này sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn trong quá trình sử dụng

2.2. Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn là gì?

Vậy nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn là gì? Trước tiên, hệ thống bôi trơn đóng vai trò và đảm nhiệm nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với quá trình vận hành của các động cơ. Bởi lẽ, dầu bôi trơn có nhiệm vụ rất đặc biệt, giúp hỗ trợ các hoạt động của động cơ đồng thời bảo vệ động cơ. Cùng chúng tôi tìm hiểu về những nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn ngay sau đây.

• Nhiệm vụ bôi trơn: Dầu bôi trơn sẽ giúp động cơ được sửa chữa và bảo dưỡng an toàn. Ngoài ra, dầu còn giúp piston di chuyển nhẹ nhàng, êm ái, dễ dàng trong xilanh. Đồng thời, mỗi khi dầu được phun vào các ngóc ngách động cơ đã hình thành nên lớp đệm trơn trên bề mặt tiếp xúc các điểm quan trọng, có khả năng giảm ma sát. Chính vì vậy, việc bôi trơn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với quá trình bảo dưỡng động cơ.

Bôi trơn là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với quá trình bảo dưỡng động cơ
Bôi trơn là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với quá trình bảo dưỡng động cơ

• Nhiệm vụ làm mát: Nhiệm vụ làm mát cũng là một vai trò quan trọng trong việc bảo dưỡng. Bởi lẽ động cơ khi làm việc sẽ sản sinh ra một nhiệt lượng rất lớn. Vì vậy, nhiệm vụ của dầu nhớt chính là luân chuyển liên tiếp trong hệ thống giúp làm mát, tránh được tình trạng cháy động cơ. Điều này còn giúp cho chiếc ô tô của bạn bảo đảm an toàn một cách tốt nhất nhất.

• Nhiệm vụ làm kín: Có thể nói rằng, dầu nhớt chính là một lớp đệm không định hình giúp bịt kín những khoảng hở giữa piston và thành trong xilanh để bảo đảm cho nhiên liệu không bị thất thoát. Do đó, nếu chủ ô tô không quan tâm đến việc bảo dưỡng và thay thế dầu nhớt thường xuyên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhiệm vụ làm kín.

• Nhiệm vụ làm sạch: Mỗi khi động cơ hoạt động, đốt cháy nhiên liệu sẽ sinh ra các muội, bụi kim loại đọng lại. Dầu nhớt sẽ mang nhiệm vụ cuốn trôi và rửa sạch những hạt bụi này. Khi đó, động cơ của xe sẽ trở nên sạch sẽ, không bị bám bụi hay những chất lạ.

Dầu bôi trơn còn có nhiệm vụ làm sạch hệ thống máy
Dầu bôi trơn còn có nhiệm vụ làm sạch hệ thống máy

Từ những thông tin tổng hợp phía trên, hi vọng bài viết đã đem đến cho bạn câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi tại sao phải thay dầu bôi trơn định kỳ. Dầu bôi trơn có nhiệm vụ rất quan trọng với hoạt động của động cơ. Vì vậy, hãy chú ý quan tâm thay dầu thường xuyên giúp cho động cơ máy được hoạt động tốt và góp phần làm gia tăng tuổi thọ của nó.

Các tin khác

Honda Civic Type R được ca ngợi là một trong những mẫu xe có hiệu suất cao hàng đầu của năm. ...
Suzuki XL7 phiên bản hybrid được sản xuất từ năm 2021 tại Indonesia. Chiếc xe SUV này mang đến sự thoải ...
Bentley Mulliner Batur là mẫu xe hơi hạng sang đắt đỏ đến từ nhà Bentley nước Anh. Với thiết kế sang ...
Khám phá sự hoàn hảo và đẳng cấp với phiên bản thứ 4 của Toyota Alphard. Sự đột phá trong thiết ...
Lada Niva, mẫu xe địa hình mang tính biểu tượng đặc trưng được ra mắt lần đầu vào năm 1977 tại ...
Để không ngừng thách thức giới hạn và mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, Hyundai đã chính ...
Toyota Hilux 2024 đã đạt một bước tiến đáng chú ý trong công nghệ xe hơi với việc bổ sung hệ ...
Ford Explorer và Volkswagen Teramont đều là những mẫu xe đáng chú ý trong phân khúc SUV cỡ trung. Trong khi ...