Tại sao đèn check engine nhấp nháy? Và cách khắc phục đèn check engine lỗi
Đèn check engine nhấp nháy là dấu hiệu mà chiếc xế hộp đang cảnh báo đến các chủ xế rằng, hệ thống động cơ hay các bộ phận liên quan khác trong xe đang gặp trục trặc và cần phải được xử lý kịp thời.
Trong quá trình lái xe, bỗng dưng bạn phát hiện đèn check engine nhấp nháy thì điều đó có thể là một dấu hiệu báo cho bạn biết động cơ của xe đang gặp vấn đề và cần phải được kiểm tra ngay lập tức. Thông thường, tín hiệu đèn check engine và các tín hiệu đèn cảnh báo khác sẽ xuất hiện ở Taplo nhưng không phải ai cũng biết và nắm được hết những dấu hiệu này. Nội dung bài viết này IMATS sẽ giới thiệu đến bạn những lí do khiến cho đèn check engine nhấp nháy, các cách khắc phục lỗi đèn sáng chập chờn, đèn sáng liên tục và không tắt.
1. Lí do đèn check engine nhấp nháy
Khi bạn vừa cho xe khởi động, toàn bộ các hệ thống đèn báo lỗi ở trên bảng đồng hồ trung tâm sẽ bật sáng và tắt ngay sau đó. Điều này cho biết hệ thống xe đã được khởi động và đang trong trạng thái hoạt động ổn định. Tuy nhiên, nếu động cơ xe bị trục trặc thì đèn check engine sẽ nhấp nháy hoặc phát sáng liên tục mà không tắt. Dưới đây là 4 lí do chính khiến đèn check engine nhấp nháy đã được IMATS tổng hợp.
1.1. Lỗi đèn cảnh báo khí thải do bugi
Xe bị lỗi đèn cảnh báo khí thải nguyên nhân là do bugi xảy ra vấn đề như bị mòn đầu cực hoặc hệ thống dây cao áp bị hỏng. Các lỗi này có thể khiến bugi không đánh lửa được hay đánh lửa không đúng thời điểm, gây ảnh hưởng cực kỳ lớn đến quá trình quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và khí.
Bên cạnh đó, điều này cũng khiến hiệu suất của động cơ giảm dẫn tới hiện tượng máy rung, khó khăn trong việc nổ máy xe hay xe đang di chuyển bị chết máy đột ngột,...
1.2. Đèn check engine nhấp nháy do bobin đánh lửa
Bobin đánh lửa xe ô tô đóng vai trò trong việc sản sinh ra dòng điện cao áp giúp bugi phát ra tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp hòa khí trong buồng đốt của động cơ. Nếu bobin đánh lửa hỏng hóc sẽ ảnh hưởng đến bugi, tai hại hơn bugi có thể sẽ không đánh lửa được gây nên tình trạng động cơ bỏ máy. Vì vậy, khi bobin đánh lửa gặp vấn đề thì lỗi đèn cảnh báo khí thải của xe thường nhấp nháy.
1.3. Đèn check engine lỗi bởi hệ thống cảm biến ô-xy trục trặc
Cảm biến ô-xy làm nhiệm vụ đo lượng ô-xy thừa bên trong khí thải động cơ. Từ tín hiệu đó, ECM sẽ tiến hành điều chỉnh kim phun nhiên liệu nhằm góp phần mang lại sự cân bằng trong tỷ lệ hòa khí tối ưu. Và khi hệ thống cảm biến ô-xy gặp sự cố thì mức ô-xy trong khí thải báo về sẽ không được chính xác, mức tiêu hao nhiên liệu của xe có thể tăng lên đến 40%. Do đó, khi đèn check engine nhấp nháy thì có khả năng hệ thống cảm biến ô-xy đã bị trục trặc.
Ngoài ra, có 2 lí do khiến cảm biến ô-xy bị hư hỏng:
1.4. Lỗi đèn do hệ thống kiểm soát hơi xăng
Chức năng của hệ thống kiểm soát hơi xăng (EVAP) là hấp thụ và xử lý hơi xăng trước khi thải ra bên ngoài nhằm hạn chế môi trường bị ô nhiễm. Vì vậy, khi hệ thống này gặp vấn đề thì gây nên hiện tượng hơi xăng từ bình chứa và hệ thống khí xả ô tô sẽ thoát hơi ra bên ngoài và gây hại đến môi trường. Trong hơi xăng có thể chứa đựng tới 150 loại hóa chất, trong đó có các chất rắn độc hại như: Pb (Chì), Benzen, Toluen,... cực kỳ nguy hiểm nếu chúng phân tán vào không khí. Và hệ thống kiểm soát hơi xăng hoạt động không bình thường thì đèn check engine nhấp nháy.
2. Các cách khắc phục xe báo đèn check engine
Bất cứ tình huống nào, khi đèn check engine của bạn nhấp nháy thì các bạn nên đưa chiếc xế hộp của mình đến các garage uy tín gần nhất, có máy chẩn đoán lỗi để có thể kiểm tra và tiến hành sửa chữa xe một cách an toàn và chính xác nhất.
Mặc dù vậy, phương thức hoạt động của đèn check engine hỗ trợ bạn xác định tình huống nào đó có thể xảy đến với chiếc xế yêu của bạn và mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Sau đây là cách khắc phục khi xe báo đèn check engine nhấp nháy:
2.1. Khi đèn sáng chập chờn
Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây nên hiện tượng đèn check engine sáng chập chờn có thể là khí thải do bugi, bobin bị đánh lửa, có một vài xe sau khi được kiểm tra thì phát hiện bơm xăng yếu nên áp lực phun không đủ, xe đi bị giật rung và vòng tua máy không ổn định. Trong trường hợp này bạn cần nhanh chóng tiến hành vệ sinh bugi, bobin và thay cả bơm xăng cho xe.
Tuy nhiên, có một số lỗi còn liên quan đến cảm biến chân ga, bơm nhớt yếu. Cá biệt hơn có hiện tượng chuột cắn dây cảm biến khiến cho hệ thống động cơ không nhận được các tín hiệu cảnh báo. Do đó, các bạn không nên tự ý xóa lỗi đèn check engine bằng cách rút nguồn điện ra, điều này có thể gây nguy hiểm nếu bạn thiếu kinh nghiệm trong việc tháo lắp ắc quy. Trong vài trường hợp đèn sáng chập chờn khi thực hiện phương pháp này nhưng lỗi không được khắc phục triệt để mà chỉ tính là tạm thời. Cách tốt nhất là mang xe tới các garage có máy chẩn đoán hoặc máy quét lỗi để xác định đúng lỗi và sửa chữa kịp thời.
2.2. Đèn sáng liên tục và không tắt
Trong trường hợp xe đang di chuyển mà đèn check engine nhấp nháy liên tục và không tắt thì đây chính là dấu hiệu chứng tỏ động cơ xe có thể đang bị quá nóng, hệ thống cảm biến ô-xy gặp trục trặc hay hệ thống kiểm soát hơi xăng bị rò rỉ. Nếu bạn tiếp tục cho xe chạy thì có khả năng xe gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống vận hành của xe, thậm chí khiến xe bốc cháy. Vì thế, hành động hợp lý nhất khi này là nên tìm chỗ an toàn để dừng xe và gọi cứu hộ mang xe về garage gần nhất để sửa chữa và tắt đèn này.
Kết luận
Có vô số lí do khiến đèn check engine nhấp nháy. Thế nên nếu kiểm tra từng bộ phận sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Do đó, các thợ sửa chữa ô tô chuyên nghiệp thường vận dụng máy đọc lỗi, máy chẩn đoán ô tô. Công cụ này giúp kiểm tra được chuẩn xác vấn đề xe đang gặp phải là gì. Điều này giúp việc khắc phục lỗi nhanh chóng và chính xác nhất. Hiện nay, trên thị trường cũng kinh doanh rất nhiều loại máy đọc lỗi cho ô tô với giá rẻ, nhỏ gọn và tiện lợi. Các bạn có thể trang bị cho mình một chiếc nếu muốn tự kiểm tra lỗi xe. Hy vọng những thông tin mà IMATS chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm rõ được tầm quan trọng của động cơ, từ đó phát hiện mức độ nghiêm trọng khi xe báo lỗi đèn check engine nhấp nháy để sửa chữa và bảo dưỡng một cách kịp thời.
Cách tính phí bảo hiểm vật chất xe ô tô - Bạn đã biết rõ chưa?